Nội dung liên quan Xã Lát, Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Tin Trong Nước
Báo Công Thương-Tin tức kinh tế cập nhật mới nhất 24h qua,
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
22:53:34 20/09/2024
theo đường link
https://congthuong.vn/lam-dong-nhung-guong-dien-hinh-trong-phat-trien-kinh-te-gioi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-347246.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa và có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển của đất nước, của khoa học kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cũng như nỗ lực của chính cộng đồng, nhiều doanh nghiệp do đồng bào dân tộc thiểu số thành lập đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng ngày càng được nâng cao. Ảnh: Lê Sơn Trong đó, theo thống kê tỉnh Lâm Đồng hiện có tổng dân số toàn tỉnh đến hết năm 2023 là 1.543.239 người; có 378.714 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh, gồm 47 dân tộc, một số dân tộc thiểu số có dân số đông như: Cơ Ho 175.531 người (chiếm 13,54%); Mạ 38.523 người (chiếm 2,97%); Chu Ru 22.475 người (chiếm 1,73%); Nùng 24.423 người (chiếm 1,88%); Tày 20.248 người (chiếm 1,56%); Hoa 13.788 người (chiếm 1,06%); M’Nông 10.517 người (chiếm 0,81%). Tháng 6/2024 vừa qua, đã có 2.275 đại biểu đại diện cho các tầng lớp đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện, thành phố trong tỉnh tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, thành phố. Qua đó, đã có 131 tập thể, 307 cá nhân được Ủy ban dân nhân các huyện, thành phố tổ chức xét khen thưởng và đề xuất khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng dân tộc và thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 – 2024. Một số gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như: Chị Cơliêng Rolan dân tộc Cơ Ho (ở xã Lát, huyện Lạc Dương) đã khởi nghiệp với những hạt cà phê Arabica và xây dựng thành công thương hiệu "K’Ho Coffee"; anh Lưu Lập Ðức người dân tộc Tày (trú tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Ðức Trọng) thành lập Công ty AGRI Ðức Tiến chuyên cung cấp cho thị trường khoảng 20 tấn nông sản mỗi ngày… Đặc biệt, phải kể đến chị Bế Thị Thu Huyền, một người con dân tộc Tày, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Bản Cacao (trú tại Tổ dân phố 10, thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng), tiền thân là Tổ Hợp tác Sản xuất Chế biến cacao. Ban đầu, doanh nghiệp của chị chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất và bán các sản phẩm từ cacao, sau này phát triển thành công ty sản xuất với hệ thống máy móc hiện đại. Việc hình thành một Công ty sản xuất cacao tại đây không chỉ giúp khai thác tiềm năng nông nghiệp mà còn góp phần cải thiện sinh kế và tạo việc làm cho người dân địa phương nói chung và người đồng bào dân tộc Tày, Nùng nói riêng. “T rong những ngày đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ , tôi phải tự tìm tòi, học hỏi cách thức quản lý và tiếp thị sản phẩm. Ngoài ra, giao thông cách trở và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp - Chị Huyền cho hay. Tuy nhiên, nhờ sự kiên trì và sáng tạo, chị Huyền đã đưa doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước, như vay vốn ưu đãi và tham gia các khóa đào tạo quản lý. Đồng thời, doanh nghiệp cũng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ và thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất để đưa ra các sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường trong nước và quốc tế. Thương hiệu “Bản Cacao” đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm do Bản Cacao sản xuất đã có mặt trên các kệ hàng của cửa hàng đặc sản tại các thành phố lớn như: Đà Lạt, Bảo Lộc, Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An, Hà Nội. Đồng thời, Bản Cacao còn có các cửa hàng online trên các nền tảng website, facebook, shopee, Lazada, tiktok. Ngoài ra, Công ty TNHH Bản Cacao còn cung cấp các nguyên liệu cacao cho các nhà máy sản xuất trong nước và quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Á. Từ một cơ sở nhỏ, mới thành lập năm 2023 đến nay doanh nghiệp Bản Cacao đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 20 lao động địa phương, trong đó hoàn toàn 100% là người dân tộc thiểu số. Thu nhập trung bình của công nhân đã tăng từ 2 triệu đồng/tháng lên 5 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được cải thiện rõ rệt. Lê Sơn Bạn thấy bài viết này thế nào? Kém Bình thường Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt