Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
VOV.VN - Sáng nay (5/10), nhân dịp Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo tồn và phát huy làng nghề gốm truyền thống của người Chăm giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2022. Điều này khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với loại hình di sản văn hóa của người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Sau khi được Unesco công nhận, nghề gốm của người Chăm cần được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hoạch định để có hướng phát triển bền vững, sớm đưa nghề gốm ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp.
Tiến sĩ Bá Trung Phụ tại buổi toạ đàm.
Thực tế, những năm qua nghề gốm của người Chăm cũng được chính quyền và cộng đồng quan tâm. Cụ thể, từ năm 2005-2019, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã ban hành 24 văn bản pháp lý hỗ trợ làng nghề, mở 14 lớp truyền dạy nghề cho 407 học viên… Tuy nhiên, các làng nghề gốm Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một.
Nghề gốm Bình Đức có 67 hộ/150 nghệ nhân đang duy trì nghề.
Tại buổi toạ đàm, các nghệ nhân làng gốm Bình Đức đề nghị địa phương tìm quỹ đất phù hợp để làm khu nung gốm tập trung, có áp dụng khoa học kỹ thuật; khoanh vùng nhiên liệu đất sét để các hộ gia đình làm nghề gốm dễ dàng trong việc lấy nguyên liệu sản xuất.
Tiến sĩ Bá Trung Phụ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hóa dân tộc cho biết, định hướng chiến lược bảo tồn và phát triển làng nghề của người Chăm cần phải được thực hiện thông qua hàng loạt chính sách, chương trình, dự án và biện pháp cụ thể.
Nghề làm gốm của người Chăm chủ yếu là làm thủ công.
Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) và làng gốm Bình Đức (Bình Thuận) đã có sản phẩm gốm mỹ nghệ rồi. Nhưng cũng phải đầu tư thêm nữa, Nhà nước phải có kinh phí cho các nghệ nhân, để phát triển nghề làm gốm, đưa sản phẩm lên. Chúng ta đưa lò nung công nghiệp vào thì sẽ phá đi nét truyền thống nên chỉ nung thủ công thôi, làm sao cho sản phẩm đẹp, mang tính đặc trưng riêng. Nhà nước phải quan tâm, tạo điều kiện, đưa sản phẩm lên, có thực mới vực được đạo - Tiến sĩ Bá Trung Phụ cho biết thêm.