Báo Sức Khỏe & Đời Sống,

Làng cốm Mễ Trì nhộn nhịp ngày đêm làm đặc sản mùa thu

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 17:16:06 26/09/2024 theo đường link https://suckhoedoisong.vn/lang-com-me-tri-nhon-nhip-ngay-dem-lam-dac-san-mua-thu-169240926124800281.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SKĐS - Từ đầu tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm, người dân tại làng cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật cho vụ cốm lớn nhất trong năm. Video cận cảnh quy trình làm cốm tại làng cốm Mễ Trì: Cận cảnh quy trình làm cốm tại làng cốm Mễ Trì
Nghề làm cốm ở làng Mễ Trì đến nay có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ. Trong làng có 2 thôn (thôn Thượng và thôn Hạ) hiện có gần 100 hộ gia đình theo nghề làm cốm. Với truyền thống lâu đời, nghề cốm Mễ Trì vẫn gìn giữ vẹn nguyên bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được.
Cốm Mễ Trì giờ đã trở thành một thức quà tao nhã nức tiếng gần xa.
Ghi nhận của PV báo Sức khỏe và Đời sống tại Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội), những ngày này người dân làng nghề đang tất bật cho vụ cốm lớn nhất trong năm. Tất cả những gia đình làm cốm lâu đời đều phải luôn tay từ 3h sáng cho đến tối muộn, thậm chí cả đêm để kịp cho ra mẻ cốm thơm ngon nhất phục vụ người dân.
Từ cuối tháng 6 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm, người dân tại làng cốm Mễ Trì lại tất bật cho vụ cốm lớn nhất trong năm.
Theo chia sẻ của dân làng, chục năm về trước, người làng Mễ Trì tự trồng lúa nếp để làm cốm. Ngày nay, do đô thị hóa, chung cư, nhà cao tầng mọc nên như nấm, không còn chỗ trồng lúa, những người làm cốm phải đi mua thóc nếp tận Đông Anh, Mê Linh, ... Lúa khi thu mua đã được người dân địa phương gặt, tuốt, sàng sẩy, đóng bao gọn gàng, xếp lên xe tải chở về tận cửa cho người làm cốm.
Người làm cốm lúc nào cũng tất bật, luôn chân luôn tay.
Nguyên liệu làm cốm là các loại lúa nếp non như lương phượng, nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp cái hoa vàng…
Thóc được rang trên bếp củi trong vòng 2 tiếng cho tách vỏ.
Ông Thúy Quýnh, người dân làng cốm Mễ Trì cho biết: "Cốm muốn thơm phải rang bằng củi chứ không dùng than. Lúc mới rang thì để lửa to, đều, đến khi gạo chuyển màu tái trắng thì giảm lửa, đảo liên tục cho hạt cốm chín đều mà không bị gãy, trấu tróc vỏ thì đạt”.
Ông Quýnh đang kiểm tra chất lượng của từng hạt cốm và liên tục canh lửa tránh hỏng cốm.
Mỗi mẻ lúa khoảng 60kg sau khi rang xong và tách hạt sẽ được thành phẩm từ 13-15kg cốm.
Cốm sau khi rang sẽ dược cho vào máy để sàng vỏ.
Thành phẩm cốm khi đã sàng xong.
Những hạt cốm được giã trong cối máy.
Cốm giã được 10 phút thì lấy ra đem sàng sảy bớt vỏ trấu, rồi lại đổ vào cối giã tiếp. Lặp lại như thế đến 5 lần thì đem phân loại. Mỗi loại giã riêng 2 lần nữa mới được coi là thành phẩm.
Cốm sau khi giã sẽ được đem sàng cho tơi, hạt không dính vào nhau.
Những ngày này người dân thường làm cốm với số lượng lớn, cấp đông để bán cả sau khi đã hết vụ.
Sao chép thành công