Nội dung liên quan Xã Kim Thái, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định, Tin Trong Nước
Báo Quân đội Nhân dân,
Lăng kính văn hóa: Làm mới sắc phong - lợi bất cập hại
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:40:52 23/09/2024
theo đường link
https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/lang-kinh-van-hoa-lam-moi-sac-phong-loi-bat-cap-hai-795375
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ra công văn đề nghị dừng việc phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong làm mới các sắc phong liên quan đến phủ Vân Cát thuộc Khu di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Theo các cơ quan chức năng, phủ Vân Cát không có sắc phong và đến nay chưa chứng minh có sắc phong nào liên quan đến xác định nguồn gốc và có đủ độ tin cậy về giá trị khoa học. Tái hiện lịch sử thông qua các hiện vật, tư liệu là việc làm cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong đình, đền. Vượt lên trên thể loại văn bản hành chính của chế độ quân chủ, sắc phong còn chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật to lớn; là cứ liệu thực chứng để tái hiện lại lịch sử, ký ức cộng đồng. Đáng tiếc, việc làm mới sắc phong ở phủ Vân Cát được tiến hành âm thầm từ nhiều năm, nếu không ngăn chặn có thể tạo tiền lệ xấu cho vấn nạn ngụy tạo tài liệu lịch sử. Phủ Vân Cát thuộc di tích Phủ Dầy Nam Định. Ảnh: Chinhphu.vn Trải qua bao biến động, sắc phong ở nhiều di tích đã bị hư hỏng, mất cắp, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu, để lại “khoảng trống”, “khoảng mờ” lịch sử. Đây là kẽ hở để cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi ngụy tạo sắc phong, làm biến chất, sai lạc giá trị. Có thể động cơ của hành vi ngụy tạo chỉ vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích, song cũng không loại trừ động cơ tạo dựng “hào quang” vốn dĩ không có trong quá khứ để trục lợi ở hiện tại. Trên thế giới, không hiếm ví dụ ngụy tạo ký ức lịch sử thông qua câu chuyện truyền khẩu, văn bản, công trình kiến trúc, đã để lại nhiều hệ lụy. Việc tái hiện ký ức lịch sử chỉ có giá trị khi chủ thể thực hiện dựa trên phương pháp khoa học, căn cứ thực chứng chứ không thể tùy tiện dựa trên phỏng đoán, mô tả phi khoa học, tài liệu hiện vật giả... Dù mục đích hướng đến bảo tồn có thể không sai, nhưng nếu phương pháp lệch lạc và nhất là vi phạm luật di sản thì việc làm mới sắc phong là không thể chấp nhận được. Việc làm mới sắc phong ở phủ Vân Cát mới đây, hay nhiều vụ việc "hiện đại hóa" di tích lịch sử-văn hóa xảy ra ở khá nhiều địa phương thời gian qua cho thấy vẫn có một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng và cán bộ quản lý văn hóa ở cơ sở không nắm vững Luật Di sản văn hóa, nhận thức giản đơn về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thậm chí có thái độ mơ hồ về nguồn gốc, giá trị bản sắc văn hóa của ông cha ta. Càng yêu mến di sản văn hóa của ông cha càng phải tìm hiểu gốc gác, nắm rõ ngọn nguồn để từ đó có thái độ ứng xử đúng mực, tinh tế với những giá trị đã làm nên hồn cốt dân tộc, dòng họ, quê hương. Đó cũng là cơ sở khoa học để chúng ta không phạm sai lầm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. MỘC LAN * Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.