Nội dung liên quan Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn, Tin Trong Nước
Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,
Lạng Sơn nằm trong top 11 cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
09:48:59 08/10/2024
theo đường link
https://baodantoc.vn/lang-son-nam-trong-top-11-co-quan-nha-nuoc-chuyen-doi-so-xuat-sac-1728222013551.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngọc Vân Tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024 - Vietnam Digital Awards 2024, Lạng Sơn là một trong 11 cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc được vinh danh. Đây là giải thưởng thường niên do Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ nhằm tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đã góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Các cơ quan, đơn vị được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 - Vietnam Digital Awards 2024. Giải thưởng Chuyển đổi số năm 2024 được chính thức phát động từ ngày 16/4/2024, bám sát định hướng của Chính phủ và Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. Năm nay, toàn quốc có 400 hồ sơ gửi đến Ban Tổ chức để tham dự giải thưởng. Sau 2 vòng chấm điểm, Ban Tổ chức đã lựa chọn 45 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc để tôn vinh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024. Năm nay, giải thưởng vinh danh các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích chuyển đổi số xuất sắc theo 5 hạng mục, bao gồm: cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc; sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng; sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ nước ngoài. Trong số 11 cơ quan nhà nước được vinh danh ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc” có tỉnh Lạng Sơn. Đại diện cho tỉnh Lạng Sơn nhận giải thưởng về “Mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” UBND tỉnh Lạng Sơn đạt 02 giải thưởng, gồm: Giải thưởng “Mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Giải thưởng Giải pháp “Chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn” Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn cho biết, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội. Trong đó, lĩnh vực giáo dục được quan tâm triển khai khá sớm và đồng bộ. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số đã làm thay đổi nhiều mặt của công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong công tác quản lý và hoạt động dạy học, phát huy những ưu việt của công nghệ số để đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có 660 trường học từ mầm non đến trường chuyên nghiệp; 100% trường học trên địa bàn tỉnh đều triển khai sử dụng phần mềm quản lý nhà trường. Đồng thời, các trường đều quan tâm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý để đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Được biết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chữ ký số cho 100% cán bộ, giáo viên trong tỉnh. Đến nay, toàn ngành có hơn 17.800 chữ ký số được cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên. Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành chỉ tiêu 100% trường học ứng dụng công nghệ số, chữ ký số trong công tác quản lý dạy và học. Hiện nay, Lạng Sơn đã thành lập được 1.662 "Tổ công nghệ số cộng đồng" với hơn 9.000 thành viên ở khắp các thôn, bản trong toàn tỉnh. Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống. Người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thực.