Nội dung liên quan Xã Cam Cọn, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Lào Cai: Phát hiện 1 ca mắc vi khuẩn ăn thịt người
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:45:32 28/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/lao-cai-phat-hien-1-ca-mac-vi-khuan-an-thit-nguoi-20240927192536819.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
PV Tây Bắc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận điều trị 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore - vi khuẩn ăn thịt người. Đó là bệnh nhân N.V.N, sinh năm 1972, ở thôn Cam 4, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Bình luận Nhiễm bệnh khi dọn bùn đất sau lũ Theo đó, ngày 23/9, bệnh nhân N đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai khám bệnh, sau đó được chuyển vào Khoa Truyền nhiễm điều trị. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tỉnh, mệt mỏi, da niêm mạc hồng, rải rác mụn mủ 2 chân, cánh tay, lưng; sốt 39ºC, rét run; không nôn; ho có đờm, khó thở nhẹ, họng sạch, không giả mạc; hội chứng nhiễm trùng dương tính. Vi khuẩn nuôi cấy và định danh tự động kết quả là vi khuẩn Burkholderia pseudomallei - vi khuẩn gây bệnh Whitmore (bệnh vi khuẩn ăn thịt người). Qua điều tra dịch tễ, khoảng từ ngày 13/9, bệnh nhân dọn bùn đất sau lũ, không sử dụng đồ bảo hộ, có tổn thương xây xát ngoài da. Sau 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ, ho ít, sau đó sốt, ho tăng dần, đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân, mụn mủ rải rác 2 chân, lưng. Hiện nay, bệnh nhân đã được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Trước khi được chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân N.V.N, sinh năm 1972, ở thôn Cam 4, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - mắc vi khuẩn ăn thịt người đã điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai từ ngày 23/9 đến 26/9. Ảnh: Phương Thảo. Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thương - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, cho biết, bệnh Whitmore có biểu hiện nhiễm trùng nặng, diễn biến phức tạp gây ổ áp xe và nhiễm khuẩn nặng. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40%, đặc biệt là ở những người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, bệnh thận, phổi mạn tính như: Xơ gan, suy thận và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính hiện chưa có vaccine dự phòng đặc hiệu. Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei được phát hiện trong đất và nước. Bệnh nhân dọn bùn đất sau lũ không có đồ bảo hộ, có tổn thương xây xát ngoài da; triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp với bệnh (nhiễm trùng da, viêm phổi, kết quả cấy máu ra Burkholderia pseudomallei). Bệnh Whitmore cần điều trị dài ngày, có nhiều biểu hiện khác nhau như: Nhiễm trùng phổi; nhiễm trùng cục bộ; nhiễm trùng trên da với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ; nhiễm trùng máu và nhiễm trùng lan tỏa với những vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau, rải rác trên cơ thể; sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp). Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Biện pháp phòng chống vi khuẩn ăn thịt người Sau ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 vừa qua, nhiều địa phương ở Lào Cai bị ngập lụt, bởi vậy nguy cơ người dân mắc bệnh Whitmore có thể gia tăng nếu không có biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp. Trao đổi với PV, ông Trần Xuân Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lào Cai, cho biết, sau bão lũ cho đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tương đối ổn định. Trên địa bàn tỉnh chỉ ghi nhận một số trường hợp mắc tiêu chảy và ghi nhận 1 ca bệnh bệnh Whitmore. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã yêu cầu trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân, nhất là người dân vùng bị lũ lụt về các biện pháp phòng chống dịch bệnh qua da, niêm mạc, phòng chống dịch bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là bệnh Whitmore. Ngành y tế khuyến cáo một số biện pháp phòng bệnh, chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh; vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn… Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng..., người dân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.