Nội dung liên quan Xã Đông Cuông, Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái, Tin Trong Nước
Báo điện tử Tổ Quốc,
Lễ cúng cơm mới ở Đền Đông Cuông 2024
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:05:15 07/10/2024
theo đường link
https://toquoc.vn/le-cung-com-moi-o-den-dong-cuong-2024-20241006212832831.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Tổ Quốc) - Trong 2 ngày 5 - 6/10 (tức ngày 3 – 4 tháng chín năm Giáp Thìn), tại Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái đã diễn ra Lễ Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2024. Do đang tập trung ưu tiên công tác khắc phục hậu quả bão số 3 nên Lễ Cơm mới chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Theo truyền thống, nghi lễ cúng cơm mới vào ngày Mão tháng Chín âm lịch hàng năm là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống mang đậm bản sắc của người Tày Khao. Nghi lễ cúng cơm mới mang ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, tạ ơn đất trời, thần linh, Thánh Mẫu Thượng ngàn và tổ tiên đã ban phước lành cho một năm mưa thuận gió hòa. Đồng thời là dịp để những người dân gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và giáo dục con cháu duy trì, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tày Khao. Lễ cúng cơm mới Đền Đông Cuông năm 2024 chỉ có phần lễ, không tổ chức phần hội Đặc biệt, nghi lễ mổ trâu đen tế Mẫu và hiến sinh cho trời đất vào lúc 0h ngày Mão tháng Chín (0 giờ ngày 6/10) tại gốc cây mít cổ thụ trước sân Đền mang ý nghĩa tâm linh quan trọng và vô cùng độc đáo. Thịt trâu sau khi tế Mẫu được chế biến làm 36 mâm cỗ đem vào trong đền cúng tế, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và quân lính các triều đại đã hy sinh trong trận thủy chiến chống quân Nguyên Mông bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh các sản vật của một năm cấy trồng, chăn nuôi, cốm nếp được coi là sản vật mang hương vị tinh túy của đất trời, ngon nhất của mùa vụ được dâng lên tạ ơn Mẫu Thượng ngàn, Ngọc Hoàng và các đấng thần linh, thể hiện sự biết ơn của người dân đối với đất trời đã cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Chủ tế thực hiện nghi lễ Trước đó, chiều ngày 5/10, lãnh đạo tỉnh Yên Bái và huyện Văn Yên đã thực hiện nghi thức dâng hương mở đầu cho Lễ Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2024. Trong tối ngày 5/10, tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia Đền Đông Cuông đã diễn ra hoạt động thực hành diễn xướng hầu đồng. Đây là hoạt động mở đầu cho nghi lễ cơm mới đền Đông Cuông năm 2024. Tại đây, trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh, các thanh đồng thỏa sức đua tài nhập vai từng nhân vật trong các giá đồng như các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu với những cử chỉ, ánh mắt đầy chất "nhập đồng” kết hợp âm nhạc với các ca từ của hát chầu văn, giai điệu rộn ràng ca ngợi vẻ đẹp thanh cao, sự uy nghi, tối linh, công đức cũng như những lời khuyên răn đạo lý, thiện tâm của Mẫu, ca ngợi cảnh đẹp của núi rừng, của quê hương đất nước. Càng cuốn hút hơn khi âm nhạc ấy được phối hợp nhịp nhàng với những điệu múa uyển chuyển, linh hoạt của thanh đồng trong trang phục màu xanh của Bà mẹ Núi Rừng đã góp phần tạo cho nghi thức hầu đồng tại đền Đông Cuông mang sắc thái riêng, thiêng liêng mà cũng không kém phần độc đáo. Mâm cỗ cúng được chế biến từ thịt trâu Nghi lễ hầu đồng nằm trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Đông Cuông nói riêng. Nghi lễ này đã được UNESCO vinh danh và được thế giới công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2024 tuy không tổ chức phần hội nhưng vẫn đặc sắc với các chuỗi nghi lễ truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh, theo đúng phong tục truyền thống của người Tày Khao như lễ đón ông Mo về đền, lễ dâng hương, lễ cúng tiệc tuần, nghi lễ mổ trâu đen và lễ cúng chính tiệc… Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Lễ hội tối 5/10 Với ý nghĩa tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, lễ cúng cơm mới Đền Đông Cuông năm 2024 không chỉ khơi dậy truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình đoàn kết cộng đồng, ý thức bảo vệ những giá trị di sản văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./. Đền Đông Cuông- ngôi đền linh thiêng tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, nơi đây thờ phụng các vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân ta như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Đệ Nhị và các vị thần vệ quốc. Đây là một trong những địa điểm tín ngưỡng tâm linh mang dấu ấn rõ nhất về vị Chầu Bà Đệ Nhị, trở thành điểm du lịch tâm linh được rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới lễ bái quanh năm. Năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông xây dựng, tôn tạo lại ngôi đền Đông Cuông ngay trên nền có từ trước của ngôi đền cũ. Năm 2000, đền mẫu Đông Cuông được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ngày 22/1/2009, ngôi đền đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL. Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia từ tháng 1/2023.