Nội dung liên quan Israel, Tin Quốc Tế
Báo Tin Tức,
Lịch sử thất bại của Israel khi tấn công trên bộ vào Liban
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
17:01:40 07/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/lich-su-that-bai-cua-israel-khi-tan-cong-tren-bo-vao-liban-20241007120722912.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trong nhiều thập kỷ, Israel đã gặp phải những khó khăn và thách thức lớn khi tiến hành các cuộc tấn công trên bộ vào Liban, đặc biệt là trong việc đối đầu với lực lượng Hezbollah. Khi quân đội Israel tiến vào miền Nam Liban để dập tắt mối đe dọa từ Hezbollah, liệu Israel có đi quá xa một cách nguy hiểm? Ảnh: THX/TTXVN Israel có lịch sử lâu dài trong việc đối đầu với Liban, đặc biệt là với phong trào vũ trang Hezbollah. Theo Amin Saikal, Giáo sư danh dự về Nghiên cứu Trung Đông và Trung Á, Đại học Quốc gia Australia, những cuộc chiến này không chỉ để lại những tổn thất nặng nề cho cả hai bên mà còn thể hiện rõ sự khó khăn của Israel trong việc đạt được mục tiêu quân sự của họ. Từ năm 1982 đến 2006, Israel đã nhiều lần tấn công Liban với tham vọng tiêu diệt các lực lượng kháng cự, nhưng kết quả cuối cùng lại khiến họ phải đối mặt với thất bại và tổn thất lớn về nhân lực và vật lực. Cuộc tấn công Liban năm 1982 Cuộc chiến Liban năm 1982 đánh dấu lần đầu tiên Israel triển khai một chiến dịch quân sự quy mô lớn tại quốc gia láng giềng này. Mục tiêu của Israel là tiêu diệt Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và đẩy lực lượng này ra khỏi Liban, nơi họ đã thiết lập căn cứ sau khi rời Jordan. Israel kỳ vọng rằng việc tiêu diệt PLO sẽ làm giảm áp lực kháng cự từ người Palestine đối với sự chiếm đóng của Israel tại Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi. Dù PLO đã bị đẩy ra khỏi Liban, Israel đã trao quyền cho các đồng minh Cơ Đốc giáo tại Liban, dẫn đến vụ thảm sát Sabra và Shatila, khiến hàng trăm người Palestine thiệt mạng. Những hành động này gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu và tạo ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đối với Israel. Cuộc tấn công này còn gây ra hậu quả không lường trước: sự hình thành của Hezbollah, một phong trào vũ trang người Shia do Iran hỗ trợ, chính là phản ứng của cộng đồng Hồi giáo Liban trước sự hiện diện quân sự của Israel. Kể từ khi thành lập, Hezbollah đã trở thành một lực lượng chính trị và quân sự mạnh mẽ, thách thức sự hiện diện của Israel ở Liban. Sự rút quân và thất bại chiến lược năm 2000 Sau nhiều năm giao tranh với Hezbollah, sự thương vong và tổn thất gia tăng đã khiến Israel quyết định rút quân khỏi miền Nam Libann vào năm 2000. Thủ tướng Israel lúc đó Ehud Barak đã quyết định rút quân đơn phương, kết thúc gần hai thập kỷ chiếm đóng mà không đạt được mục tiêu ban đầu. Thay vì làm suy yếu Hezbollah, cuộc tấn công vào Liban này lại khuếch đại uy tín và sức mạnh của Hezbollah. Hezbollah từ đó đã trở thành một biểu tượng kháng cự không chỉ đối với Israel mà còn trên phạm vi toàn khu vực Trung Đông. Việc rút quân của Israel được coi là một thắng lợi lớn cho Hezbollah và điều này càng củng cố vị thế của họ trong cộng đồng Shia tại Liban. Cuộc chiến Liban năm 2006: Thất bại tái diễn Năm 2006, Israel một lần nữa tấn công Liban với mục tiêu xóa sổ Hezbollah. Cuộc chiến này kéo dài 34 ngày, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên. Israel hy vọng rằng với sức mạnh quân sự vượt trội, họ có thể tiêu diệt Hezbollah và giành lại quyền kiểm soát tại miền Nam Liban. Tuy nhiên, Hezbollah đã chứng tỏ khả năng chiến đấu hiệu quả, không chỉ chống lại các cuộc tấn công trên bộ mà còn bắn tên lửa vào các thành phố lớn của Israel, gây thiệt hại đáng kể cho dân thường. Kết quả là sau hơn một tháng giao tranh, Israel đã phải chấp nhận một nghị quyết ngừng bắn của Liên hợp quốc và Hezbollah nổi lên như bên chiến thắng về mặt chính trị và quân sự. Thất bại này đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử quân sự Israel, cho thấy sự khó khăn trong việc tiêu diệt một lực lượng du kích được tổ chức tốt và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Iran. Những thách thức hiện tại Gần đây, Israel một lần nữa đối mặt với tình huống tương tự tại Liban. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Israel tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Hezbollah, nhưng tình hình vẫn vô cùng phức tạp. Mặc dù Israel sở hữu một lực lượng quân sự mạnh mẽ, được hỗ trợ từ Mỹ, nhưng kinh nghiệm từ quá khứ cho thấy, những cuộc tấn công này có thể gây ra tổn thất nặng nề mà không đạt được mục tiêu chiến lược. Cụ thể hôm 30/9 vừa qua, Israel đã tiến hành một cuộc tấn công trên bộ qua biên giới phía Nam của Liban, nhắm vào Hezbollah. Các quan chức Israel mô tả cuộc tấn công này là giới hạn về quy mô, nói rằng sẽ không có chiếm đóng lâu dài, mặc dù các quan chức đã từ chối tiết lộ binh sĩ Israel sẽ tiến sâu vào Liban đến đâu hoặc chiến dịch này sẽ kéo dài bao lâu. Theo tuyên bố của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), chiến dịch này nhắm vào các vị trí của Hezbollah tại các làng gần biên giới, được xem là mối đe dọa đối với cộng đồng dân cư ở phía Bắc Israel. Tuyên bố nhấn mạnh lực lượng pháo binh và không quân Israel đang hỗ trợ bộ binh trong cuộc tấn công này. Thủ tướng Netanyahu đang tự tin rằng với hỏa lực mạnh, cùng với sự ủng hộ quân sự và tài chính từ Mỹ, Israel có thể thành công trong việc đánh bại Hezbollah. Tuy nhiên, giống như những cuộc chiến trước đây, Hezbollah không phải là một đối thủ dễ dàng bị đánh bại. Nhóm này đã được trang bị tốt hơn và đã rút ra nhiều bài học từ các cuộc chiến trước đây, đặc biệt là trong việc phòng thủ và chiến đấu trường kỳ. Tóm lại, Giáo sư Saikal lưu ý lịch sử đã chứng minh rằng những cuộc tấn công của Israel vào Liban, dù với mục đích gì, đều phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ từ các lực lượng vũ trang tại đây, đặc biệt là Hezbollah. Thay vì tiêu diệt hoặc làm suy yếu đối phương, những cuộc đột kích xuyên biên giới này chỉ làm tăng thêm uy tín và sức mạnh của các tổ chức kháng cự. Cuộc chiến năm 2006 là minh chứng rõ ràng nhất cho thất bại của Israel trong việc đạt được mục tiêu quân sự tại Liban. Trong tình hình hiện tại, nếu Israel tiếp tục theo đuổi chiến lược quân sự tại Liban mà không tính đến những thất bại trong quá khứ, họ có thể một lần nữa đối mặt với tổn thất nghiêm trọng mà không đạt được mục tiêu cuối cùng. Công Thuận/Báo Tin tức