Nội dung liên quan Xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Lũ quét mang 1,6 triệu m3 nước và đất đá vùi lấp thôn Làng Nủ chỉ trong 5 phút
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:49:46 02/10/2024
theo đường link
https://danviet.vn/lu-quet-mang-16-trieu-m3-nuoc-va-dat-da-vui-lap-thon-lang-nu-chi-trong-5-phut-20241002160431459.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bình Minh Theo các nhà khoa học, lũ bùn đá là nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ. Chỉ trong khoảng 5 phút đã có 1,6 triệu m3 bùn đất, đá và nước dội từ núi xuống vùi lấp ngôi làng. Bình luận Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học "Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh". PGS.TS Nguyễn Châu Lân, Phó Trưởng bộ môn Địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải, cho biết, ngay sau khi thảm họa xảy ra tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai), GS. Trần Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất và nhóm các nhà khoa học đã lên hiện trường khảo sát, thu thập số liệu tại đây và một số khu vực trọng điểm tại Lào Cai. “Bước đầu, chúng tôi xác định nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ là lũ bùn đá. Theo đó, có tới 1,6 triệu mét khối bùn đất, đá và nước xuất phát từ đỉnh núi Con Voi cách Làng Nủ 3,6km đã dội xuống thôn Làng Nủ”, ông Lân thông tin. Trong quá trình tràn xuống khối đất đá bị tắc nghẽn tại một khu vực hẹp (chỉ rộng khoảng 100m) cách điểm phát sinh sạt lở khoảng 2km. Vị trí này vô tình tạo thành một đập chắn tự nhiên làm tăng nguy cơ vỡ lũ. PGS.TS Nguyễn Châu Lân cho hay, lũ bùn đá là nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ. Ảnh: Bình Minh Thời điểm xảy ra lũ, lượng mưa tại khu vực rất lớn, với tổng lượng mưa tích lũy lên tới 633mm, trong đó lượng mưa theo giờ đạt 57mm, khiến khối lũ bùn đá di chuyển cực kỳ nhanh. Sau khi nhập dữ liệu vào mô hình, ông Lân nhận được kết quả mô phỏng cho thấy chiều sâu tích tụ dòng bùn là 8 - 15m, nơi sâu nhất khoảng 18m, vận tốc dòng chảy rất lớn tới 20 m/s. Do đó, thời gian chảy từ trên núi xuống (cho cả quãng đường 3,6km) là khoảng 300 giây (tức 5 phút). "Làng Nủ thuộc địa tầng núi Con Voi, đá bị ép phiến mạnh cắm dốc 40 - 50 độ. Làng Nủ nằm trên đứt gãy sông Hồng làm cho đất đá khu vực này bị suy giảm cường độ nhiều. Đây là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt trượt lớn", ông Lân nói. Theo ông Lân, ước khối lượng đất đá sạt trượt lên tới 1,6 triệu m3. Khối sạt trượt này xuất phát từ đỉnh núi Con Voi, cách Làng Nủ khoảng 3,6km và trong quá trình chảy xuống đã bị tắc nghẽn tại một khu vực hẹp chỉ rộng khoảng 100m, cách điểm phát sinh sạt lở khoảng 2km. Ông Lân cho rằng trận lũ ống này không chỉ là hiện tượng đơn lẻ, mà đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó có thảm họa xảy ra tại TP Seoul, Hàn Quốc vào năm 2011. "Hiện tại, các tỉnh miền núi như Hà Giang, Lào Cai… đã xuất hiện nhiều vết nứt địa chất, đủ để các cơ quan chức năng có thời gian ứng phó. Một trong những giải pháp trước mắt là che phủ các vết nứt bằng vải bạt, kết hợp với hệ thống dẫn và thoát nước ngang, nhằm ngăn nước thấm sâu vào lòng đất, hạn chế nguy cơ sạt lở. Đây là biện pháp đơn giản mà các địa phương có thể nhanh chóng triển khai, sau đó sử dụng các phương án kỹ thuật khác để xử lý vết nứt”, PGS-TS Nguyễn Châu Lân cho hay. Thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) với 35 nóc nhà với 128 nhân khẩu gần như bị san phẳng sau trận lũ quét, lũ ống khủng khiếp sáng 10/9. Ảnh: Phạm Hưng Nhằm phòng tránh thảm họa tương tự, PGS.TS Đỗ Minh Đức (Trường Đại học Khoa học tự nhiên) kiến nghị cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, thành lập hệ thống bản đồ từ đó khoanh vùng được các khu vực có rủi ro cao. Trong đó có những lưu ý các loại hình trượt lở, lũ quét khác nhau. Ngoài ra, mưa là yếu tố chủ yếu kích hoạt trượt lở. Các hệ thống quan trắc mưa hiện tại cần có mật độ cao hơn; phát hiện sớm mưa lớn cực đoan; Các hệ thống quan trắc chuyên sâu về ổn định mái dốc; nâng cao độ chính xác công tác dự báo qua ứng dụng phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo; Tăng cường truyền thông thông tin cảnh báo sớm, đảm bảo chính quyền các cấp, đặc biệt là người dân trong vùng bị tác động của trượt lở nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác và hiểu rõ các hành động cần triển khai khi có yêu cầu.