Nội dung liên quan Xã Đồng Văn, Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An, Tin Trong Nước
Báo Giáo dục & Thời đại,
Lừa góp vốn đầu tư bất động sản để chiếm đoạt hơn 7,2 tỷ đồng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
21:21:46 28/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/lua-gop-von-dau-tu-bat-dong-san-de-chiem-doat-hon-72-ty-dong-post702578.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo dõi báo trên GD&TĐ - Nguyễn Thị Thoan (ở huyện Thanh Chương, Nghệ An) lên kịch bản, lừa một người phụ nữ đầu tư bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 7,2 tỷ đồng. Cơ quan Công an làm việc với Nguyễn Thị Thoan. (Ảnh: CANA) Ngày 27/9, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thị Thoan (SN 1992, trú tại xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương) để điều tra hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, Thoan giới thiệu với một người phụ nữ trú cùng địa phương rằng mình có anh trai chuyên đầu tư dự án bất động sản. Các dự án này sinh lợi nhuận cao nên cần tìm người góp vốn chung. Để nạn nhân tin tưởng, Thoan gửi các hình ảnh chụp chung với anh trai, ảnh công trình động thổ, thi công, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nạn nhân xem. Người phụ nữ này còn “nổ” mình là thư ký, được giao nhiệm vụ huy động vốn đầu tư bất động sản. Khi có lợi nhuận, Thoan sẽ lại tiền gốc và tiền lãi cho nhà đầu tư. Vì tin tưởng, bị hại nhiều lần chuyển tiền cho Thoan với tổng số tiền hơn 7,2 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên, người này dùng để trả nợ và chi tiêu cá nhân. Tiếp nhận trình báo của bị hại, Phòng CSHS Công an Nghệ An tiến hành điều tra và ra quyết định tạm giữ Nguyễn Thị Thoan về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nguyễn Thị Thoan tại cơ quan Công an. (Ảnh: CANA) Theo cơ quan Công an, thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện các vụ lừa đảo liên quan đến góp vốn mua bất động sản. Kẻ xấu lợi dụng sự quen biết để rủ rê, mời chào người khác góp tiền mua đất, đảm bảo sinh lời nhanh chóng. Điểm chung của các nạn nhân phần lớn là do tâm lý nhẹ dạ, cả tin, thiếu am hiểu pháp luật. Mặc dù nhiều người yêu cầu đưa đi xem, gặp gỡ chủ đất hoặc môi giới để “mắt thấy, tai nghe” việc giao dịch nhưng lại không đủ kiến thức để nhận diện tính pháp lý của mảnh đất cũng như mánh khóe của đối tượng. Thậm chí, kẻ xấu còn thuê người làm môi giới hoặc làm chủ đất để củng cố niềm tin từ phía nạn nhân. Mọi cam kết, trao đổi diễn ra thực chất chỉ là màn kịch được dàn dựng sẵn, không hề có bất cứ biện pháp đảm bảo hay căn cứ pháp lý nào. Để không trở thành nạn nhân, khi có nhu cầu mua đất, người dân cần chủ động xác minh tính pháp lý của thửa đất. Nếu mua thông qua môi giới, cần tìm hiểu kỹ thông tin cá nhân; chủ động kiểm chứng, xác minh thông tin trong hợp đồng với cơ quan chức năng. Đối với những dự án có giá rao bán quá thấp so với thị trường, cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi bỏ tiền đầu tư. Trong quá trình mua, bán bất động sản, nếu phát hiện các bất thường, nghi ngờ về giấy tờ, sổ đỏ có dấu hiệu làm giả, cần trình báo cơ quan Công an để được giải quyết.