Báo Tuổi Trẻ Online,

Luật sư: 'Tiền chuyển về Việt Nam để mua cổ phần, tăng vốn cho SCB'

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 18:17:43 04/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/luat-su-tien-chuyen-ve-viet-nam-de-mua-co-phan-tang-von-cho-scb-20241004161636.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chiều 4-10, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm tiếp tục tranh luận. Bào chữa cho bà Lan, luật sư đề nghị xem xét lại tội danh vận chuyển trái phép tiền tệ mà bà bị cáo buộc. Bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: HỮU HẠNH
Đề nghị xem xét lại tội danh của bà Trương Mỹ Lan Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) cho rằng các hành vi của bà Lan bản chất liên quan đến cùng một vụ án, nhưng do thời hạn tố tụng nên phải tách ra thành 2 giai đoạn khác nhau.
Về bối cảnh phạm tội, SCB được hợp nhất từ 3 ngân hàng yếu kém. Nhu cầu phát hành trái phiếu xuất phát từ đề xuất của các lãnh đạo SCB, nhằm giải quyết khó khăn về tài chính của SCB.
Bà Lan chỉ có tư cách là cổ đông, không giữ vai trò, chức vụ gì, không tham gia quản lý điều hành tất cả các hoạt động của SCB.
Tuy nhiên, để nhà nước và người dân không bị thiệt hại, bà Lan đã cam kết giải quyết về mặt dân sự, tự nguyện tìm mọi cách khắc phục 100% hậu quả của vụ án.
Về tội rửa tiền, luật sư Hoài cho rằng hành vi bị quy buộc rửa tiền xuất phát từ nguồn tiền bị quy buộc tham ô (giai đoạn 1).
Giai đoạn 1 bà Lan đã kháng cáo, cho rằng số tiền bị coi là tham ô chưa bảo đảm căn cứ, số dư nợ của 1.284 khoản vay không chính xác.
Về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, theo luật sư việc nhận tiền từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại được thực hiện thông qua SCB với các cơ chế kiểm soát chặt chẽ của SCB và các cơ quan chức năng.
Chủ thể thực hiện các giao dịch điện tử thanh toán quốc tế là SCB và các pháp nhân. Do đó, nếu cần thiết thì cần phải xem xét đường lối xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Luật sư đề nghị xem xét lại dòng tiền chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam có khoản tiền mà 5 pháp nhân nước ngoài đã tham gia mua cổ phần (tổng cộng 170 triệu USD) và 3 pháp nhân nước ngoài mua cổ phần tại Công ty Việt Vĩnh Phú (tổng cộng hơn 10 triệu USD) góp vốn để SCB tăng vốn điều lệ
Ngoài ra, về khoản tiền 545 triệu USD chuyển về Việt Nam là do ông Chu Lập Cơ và các đối tác chuyển về cho SCB để thanh toán các khoản vay và lãi suất trái phiếu đã đến hạn của Công ty An Đông
Các khoản tiền này bản chất là các khoản tiền mà bà Lan vay của các pháp nhân nước ngoài và trả nợ vay.
Từ đó, luật sư đề nghị cân nhắc sự cần thiết truy tố và xét xử bà Trương Mỹ Lan về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Luật sư: 'Bà Lan không có ý thức chiếm đoạt' Còn luật sư Giang Hồng Thanh thay mặt thân chủ gửi lời xin lỗi đến các trái chủ.
Theo luật sư, bản thân bà Lan tin rằng nếu chưa vướng vào vụ án này thì bà sẽ hoàn thành việc trả gốc, lãi đầy đủ cho tất cá trái chủ, trong đó có cả người thân, nhân viên của bà.
Ngay khi bị bắt, bà Lan đã có lời khai về nhiều nguồn thu khác để bù đắp cho các gói trái phiếu. Sau khi bị bắt, bà Lan đã nỗ lực liên hệ đối tác, người nhà tìm kiếm nguồn tài chính khắc phục hậu quả
Nguồn tiền khắc phục thiệt hại từ nhiều nguồn như: tiền của tập đoàn, thu hồi từ các đơn vị, tổ chức thụ hưởng từ việc phát hành trái phiếu, chuyển nhượng cổ phần, tiền các đối tác nợ… Bà Lan tin tưởng nếu thu hồi các nguồn tiền này thì các trái chủ sẽ được khắc phục thiệt hại một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất.
Luật sư đề nghị tòa ghi nhận sự nỗ lực của bà Lan cho việc khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án để giảm nhẹ hình phạt cho bà, gỡ bỏ các lệnh kê biên đối với các tài sản của người thân của bà, không liên quan đến vụ án.
Sao chép thành công