Nội dung liên quan Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
Báo Dân Trí,
Lương thấp lại bị chèn ép ở chỗ làm, nhiều công nhân nằm mơ vẫn sợ... sếp
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:13:34 05/10/2024
theo đường link
https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/luong-thap-lai-bi-chen-ep-o-cho-lam-nhieu-cong-nhan-nam-mo-van-so-sep-20241004131818355.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - "Lương hằng tháng không đủ tiêu, nhưng đi làm thì bị quản lý ép mua hàng. Đồng nghiệp thì chia bè phái, bản thân theo phe nào cũng bị ức hiếp, tôi cảm thấy quá mệt mỏi", một công nhân ngán ngẩm, nói. Mưu sinh chưa là gánh nặng duy nhất Trên hội nhóm công nhân có hơn 143.000 người tham gia, một nữ công nhân đăng tải nguyên nhân nghỉ việc khiến nhiều người tranh cãi. Theo đó, nữ công nhân này cho biết bản thân đang làm việc tại một công ty ở TPHCM. Mỗi ngày đi làm, cô phải tốn ít nhất 10.000 đồng để mua… vé số của quản lý. Thỉnh thoảng, cấp trên còn giao cho một số công nhân "chạy doanh số", bán hộ nước giải khát, mì gói… Nhiều công nhân chia sẻ họ chịu không ít áp lực trong khoảng thời gian đi làm ở nhà máy (Ảnh minh họa: Nguyễn Vy). Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, các công nhân khác đành ép đồng nghiệp mua giúp, khiến ai nấy cũng mệt mỏi. "Tôi cảm thấy rất chán nản nên đã quyết định nghỉ việc. Vào thời điểm nộp đơn xin nghỉ, sếp hỏi tôi vì sao lại đưa ra quyết định này, tôi nghĩ thầm là do cảm thấy rất khó chịu khi cứ bị ép mua đồ ở chỗ làm, nhưng lại không tiện nói ra. Lương hằng tháng không đủ chi tiêu, gánh nặng tài chính khiến tôi không còn tâm trí nào ủng hộ đồng nghiệp, cấp trên", người này nói. Chưa dừng lại ở đó, nữ công nhân này chia sẻ chị còn bị áp lực với cách chia "bè phái" trong nhà xưởng. "Nếu không may chọn sai "phe", sự nghiệp sẽ dang dở thật luôn. Bản thân vì không giỏi nịnh bợ, tâng bốc người khác nên đành chịu, bỏ việc sang làm nghề khác cho nhẹ đầu hơn", chị nói. Chị Đoàn Thị Ngoan (quê tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) chia sẻ bản thân cũng đã nghỉ việc tại nhà máy ở TPHCM sau nhiều năm gắn bó để về quê lập nghiệp. Không ít công nhân chọn về quê, chuyển nghề vì không chịu được áp lực (Ảnh minh họa: Nguyễn Vy). Suốt thời gian làm công nhân, chị Ngoan cảm giác đang "bán rẻ" thanh xuân của bản thân. Mỗi ngày chị phải dậy thật sớm đến công xưởng, quần quật làm không kịp nghỉ. Về đến nhà, chị vệ sinh cá nhân rồi lao ngay lên giường để ngủ vì cơ thể kiệt sức, không còn chút thời gian nào trau dồi kiến thức, trải nghiệm cuộc sống. "Công việc ám ảnh đến mức cả trong giấc mơ, tôi còn thấy cảnh mình bị tổ trưởng bắt lỗi, bị la mắng, trừ lương… Đi làm mà bị quản lý ghét thì xem như bế tắc luôn. Tôi cảm giác nếu thời gian cứ trôi qua như thế, sự nghiệp chẳng những không có phát triển, thăng tiến, cuộc sống cũng trở nên mờ nhạt vì lúc nào cũng cắm mặt ở nhà máy", chị Ngoan bộc bạch. Tìm cách níu chân người lao động Thấu hiểu nỗi niềm của công nhân nói riêng, người lao động nói chung, nhiều doanh nghiệp luôn tìm cách triển khai các biện pháp hỗ trợ, tối ưu "điểm chạm" giữa doanh nghiệp và nhân sự. Bà Trương Thị Tường Uyên, Giám đốc nhân sự Hirdaramani Vietnam, cho biết công ty có hơn 12.000 lao động, trong đó 80% là nữ và 100 người là lao động khuyết tật. Đội ngũ nhân sự có không ít công nhân đã gắn bó với công ty hơn 15 năm. Để cải thiện năng suất làm việc, nhiều công ty phải tìm cách nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân (Ảnh minh họa: Nguyễn Vy). Tuy nhiên, việc tạo động lực làm việc và níu chân hàng chục nghìn lao động luôn là bài toán khó và rất cần việc không ngừng cải thiện chất lượng trải nghiệm của nhân viên. Vì công ty có đông lao động nữ, bà Uyên chia sẻ đơn vị thường xuyên tổ chức tập huấn, phòng tránh vấn nạn xâm hại tình dục, buôn bán người sang biên giới… đặc biệt đối với người lao động làm việc ở các nhà máy tại vùng nông thôn. "Để giữ chân người lao động, công ty phải đảm bảo nhân viên thích nghi được với công việc từ những ngày đầu tiên. Ngoài đào tạo chuyên môn, chúng tôi còn cho nhân viên thấy họ được quan tâm, đồng hành, thông qua những chương trình đào tạo kỹ năng mềm. Nhân viên sản xuất vẫn được đào tạo cách phát triển bản thân, thăng tiến trong công việc", bà Uyên nói. Nghĩa là, người lao động, dù là khối sản xuất hay khối văn phòng, đều cảm nhận được cơ hội thăng tiến trong công ty là bình đẳng. Công ty cũng thường xuyên lắng nghe phản hồi từ trực tiếp người lao động, nhằm hoàn thiện quy trình vận hành, tạo môi trường làm việc tốt nhất. Theo bà Uyên, trong bất kỳ quy trình nào, doanh nghiệp phải xác định con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng Phát triển kinh doanh Công ty CP Phát triển công nghệ Mano, chia sẻ doanh nghiệp đang xây dựng một ứng dụng chi lương theo ngày. Ứng dụng này giải quyết nhiều áp lực cho doanh nghiệp về nguồn nhân lực, giảm tỉ lệ nghỉ việc, tăng hiệu suất làm việc. Với quy mô 1.000 lao động, dịch vụ này đã tiết kiệm chi phí cho đơn vị 55-75 triệu đồng/tháng, giúp doanh thu tăng thêm 200 triệu đồng/tháng. "Ở các nước Âu - Mỹ, nhiều doanh nghiệp không trả lương theo tháng mà là theo ngày. Chẳng hạn như cầu thủ bóng đá, ngày đầu tuần được nhận lương, tinh thần làm việc và cống hiến của họ rất cao. Thực tế, lao động ngày càng trẻ hóa, đề cao tự do công việc, tài chính, tiền lương… Vậy nên doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề này nếu muốn tuyển dụng và giữ chân lao động trẻ", ông Thắng góp ý.