Nội dung liên quan Italy, Tin Quốc Tế
Báo Lao Động Online,
Lý do châu Âu hứng lũ lụt thảm khốc
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:56:35 17/09/2024
theo đường link
https://laodong.vn/the-gioi/ly-do-chau-au-hung-lu-lut-tham-khoc-1395249.ldo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thanh Hà Cơn bão tấn công Trung Âu và Đông Âu gây lũ lụt lịch sử là do sự kết hợp khác thường của nhiều yếu tố khí tượng. Lũ lụt nghiêm trọng ở châu Âu do bão Boris gây ra. Ảnh: AFP Cơn bão cực mạnh Boris tấn công Trung Âu vào cuối tuần qua gây mưa lớn kỷ lục, lũ lụt làm chết người và tuyết rơi dày tới 3 mét trên núi. Theo các quan chức, ít nhất 17 người đã thiệt mạng kể từ khi mưa bắt đầu ngày 13.9. Bão Boris hình thành do sự kết hợp lạ thường của các yếu tố khí tượng, bắt đầu bằng một đợt không khí lạnh mạnh bất thường ở Tây Âu, xung đột với thời tiết ấm áp bất thường ở phía đông, theo bản tin thời tiết của Washington Post. Bão Boris bắt đầu khi luồng không khí cực lạnh Bắc Cực tràn về phía nam vào châu Âu. Một số trạm thời tiết ở Áo ghi nhận mức lạnh kỷ lục vào thời điểm này trong năm, với nhiệt độ ở mức 10 độ C kéo dài trong 3 ngày. Thụy Sĩ, Italy và Đức cũng trải qua đợt lạnh lịch sử. Theo Judah Cohen - nhà dự báo thời tiết tầm xa tại Verisk Atmospheric and Environmental Research, đợt không khí lạnh này có liên quan đến việc nóng lên thông thường và áp suất cao bất thường ở tầng bình lưu vùng cực. Khi không khí Bắc Cực tràn về phía nam qua Tây Âu và Trung Âu đã va chạm với không khí nóng, ẩm ướt bất thường ở phía đông và phía nam. Sử gia thời tiết Maximiliano Herrera chỉ ra, nhiều kỷ lục về nhiệt độ đã được thiết lập ở Nga với nhiệt độ tăng vọt lên mức trên 20 độ C. Mátxcơva lập kỷ lục đêm tháng 9 nóng nhất khi nhiệt độ ở mức 19,2 độ C. Áp thấp hình thành gần giao điểm của các khối không khí lạnh và khối không khí nóng, sau đó bị ngắt khỏi luồng không khí từ Bắc Cực và mắc kẹt giữa các áp cao ở phía tây và phía đông. Điều này khiến bão Boris bị ngưng trệ ở trung tâm châu Âu, tiếp nhận không khí chứa đầy hơi ẩm từ Địa Trung Hải, nơi vốn đang nóng chưa từng thấy, với nhiệt độ bề mặt biển trung bình tháng 8 được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử lưu dữ liệu. Hệ quả là mưa lớn liên tục đổ xuống cùng một địa điểm, dẫn tới lũ lụt thảm khốc ở Cộng hòa Czech, Áo và Romania. Cơn bão cũng đổ một lượng tuyết kỷ lục xuống dãy Alps. BBC lý giải, lũ lụt kỷ lục ở Trung và Đông Âu là do tập hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả biến đổi khí hậu. Các yếu tố thời tiết khác nhau kết hợp lại tạo thành "cơn bão hoàn hảo" trong đó có không khí rất lạnh từ Bắc Cực gặp không khí nóng từ Địa Trung Hải. Cùng với đó, áp suất khí quyển khiến bão Boris bị dừng lại ở khu vực trong thời gian dài. Cần nhiều ngày để nước lũ rút ở khu vực Trung và Đông Âu nhưng thời tiết ở khu vực này dự báo cải thiện từ giữa tuần. Tuy nhiên, dự báo bão Boris sẽ di chuyển xa hơn về phía nam vào Italy, mạnh trở lại và gây mưa lớn. Vùng Emilia - Romagna của Italy được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với lượng mưa dự kiến từ 100 - 150 mm.