Nội dung liên quan Mỹ, Tin Quốc Tế

Báo Khánh Hòa điện tử,

Lý do Mỹ phản đối Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 20:19:13 06/10/2024 theo đường link https://baokhanhhoa.vn/the-gioi/202410/ly-do-my-phan-doi-israel-tan-cong-co-so-hat-nhan-cua-iran-1cc3375/
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, một quyết định nhằm ngăn chặn nguy cơ xung đột khu vực và leo thang hạt nhân. Thay vào đó, Mỹ lựa chọn con đường ngoại giao và trừng phạt kinh tế để kiềm chế Iran.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo truyền thông Anh (Reuters/Independent) ngày 3/10, mối quan hệ giữa Mỹ và Israel từ lâu đã là một trong những liên minh chặt chẽ nhất trong chính trị quốc tế. Tuy nhiên, dù Mỹ luôn ủng hộ quyền tự vệ của Israel, Tổng thống Joe Biden mới đây đã khẳng định rằng ông không ủng hộ bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Israel vào cơ sở nhân nhân của Iran, ngay cả khi căng thẳng thẳng tại Trung Đông gia tăng. Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao Mỹ không ủng hộ việc Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran.
Thứ nhất, tránh leo thang xung đột trong khu vực: Một trong những mối lo ngại lớn nhất của Mỹ là việc tấn công Iran có thể gây ra một cuộc chiến tranh khu vực lớn hơn. Các cơ sở hạt nhân của Iran không chỉ được phân bố tại nhiều địa điểm mà còn được xây dựng dưới lòng đất, khiến việc phá hủy hoàn toàn trở nên khó khăn. Một cuộc tấn công quân sự từ phía Israel có thể kích hoạt một cuộc trả đũa từ Iran và kéo theo sự tham gia của các lực lượng thân Tehran trong khu vực, dẫn đến nguy cơ leo thang xung đột khắp khu vực Trung Đông.
Mỹ lo ngại rằng leo thang sẽ làm suy yếu không chỉ lợi ích chiến lược của cả Mỹ và Israel mà còn gây mất ổn định cho toàn bộ Trung Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell đã nhấn mạnh rằng, với tình hình căng thẳng hiện nay, Mỹ lo rằng một "sự kiện leo thang lớn hơn" có thể gây nguy hiểm cho cả lợi ích chiến lược của Israel và Mỹ tại Trung Đông. Việc gia tăng xung đột còn nguy cơ đẩy Israel vào cuộc chiến kéo dài.
Thứ hai, ngăn chặn leo thang hạt nhân: Việc Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran. Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, Tehran đã tăng cường làm giàu urani, rút ngắn thời gian để chế tạo vũ khí hạt nhân. Một cuộc tấn công vào các cơ sở này có thể khiến Iran từ bỏ hoàn toàn các cuộc đàm phán quốc tế và thúc đẩy nhanh hơn việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Biden cho rằng các biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế vẫn là công cụ hiệu quả nhất để kiềm chế Iran. Washington có lý do lo ngại rằng một cuộc tấn công quân sự có thể dẫn đến sự trả đũa từ Iran và thúc đẩy thêm việc làm giàu urani, gây ra một cuộc chạy đua vũ trang không mong muốn trong khu vực.
Thứ ba, duy trì quan hệ đồng minh Mỹ - Israel: Mỹ luôn duy trì một liên minh chặt chẽ với Israel, nhưng Washington cũng không muốn bị kéo vào một cuộc xung đột quân sự không cần thiết. Dù Israel coi chương trình hạt nhân của Iran là mối đe dọa, Mỹ không muốn căng thẳng này biến thành một cuộc chiến khu vực.
Một cuộc tấn công vào Iran có thể làm suy yếu quan hệ đồng minh Mỹ - Israel, đặc biệt nếu Mỹ bị buộc phải can dự vào cuộc chiến. Quân đội Mỹ hiện diện tại nhiều quốc gia trong khu vực và việc leo thang xung đột có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của Washington. Do đó, Washington đang nỗ lực hối thúc Israel thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào.
Thứ tư, ảnh hưởng đến các nỗ lực ngoại giao và hòa bình trong khu vực: Chính quyền Biden trong nhiều tháng qua đã cố gắng đạt được một thỏa thuận hòa bình và ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas tại Gaza. Một cuộc tấn công vào Iran có thể làm giảm cơ hội thành công của các nỗ lực ngoại giao này.
Như vậy, quyết định của Mỹ không ủng hộ việc Israel tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran dựa trên nhiều yếu tố chiến lược, bao gồm nỗ lực tránh leo thang xung đột, ngăn chặn một cuộc đua vũ trang hạt nhân, duy trì quan hệ đồng minh bền vững và bảo vệ các nỗ lực ngoại giao trong khu vực. Thay vì sử dụng sức mạnh quân sự, Washington vẫn tin rằng ngoại giao và trừng phạt kinh tế là con đường hiệu quả nhất để kiềm chế Iran.
Theo TTXVN
Sao chép thành công