Báo Dân Trí,

Miền Tây sắp có hồ nước ngọt 2,3 triệu m3 giúp dân vượt qua hạn mặn

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 17:01:14 07/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/xa-hoi/mien-tay-sap-co-ho-nuoc-ngot-23-trieu-m3-giup-dan-vuot-qua-han-man-20241007094838360.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Hồ chứa nước ngọt Lạc Địa (tỉnh Bến Tre) có dung tích gấp gần 3 lần hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây hiện hữu, dự kiến vận hành năm 2025 sẽ giúp gần 60.000 hộ dân đủ nước vượt qua hạn mặn. Ngày 7/10, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (Ban QLDA) tỉnh Bến Tre cho biết, công việc xây dựng hồ thuộc Dự án hồ chứa nước ngọt Lạc Địa đã hoàn thành trên 82%, vượt khoảng 20% kế hoạch.
Một góc công trường xây dựng hồ Lạc Địa (Ảnh: CTV).
Dự án hồ chứa nước ngọt Lạc Địa được xây dựng tại huyện Ba Tri, khởi công tháng 6/2023, có tổng vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng. Dự án gồm nhiều hạng mục như xây dựng hồ chứa, hàng rào, đường giao thông kết nối, khuôn viên cảnh quan…
Riêng hạng mục hồ chứa nước rộng gần 57ha, sâu 3,5m, dung tích trên 2,3 triệu m3. Hồ có chức năng đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất cho gần 60.000 hộ dân ở huyện Ba Tri cùng các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng.
Có 50-200 kỹ sư, công nhân làm việc trên công trường tùy thời điểm (Ảnh: CTV).
"Dự kiến công trình hồ chứa sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2025. Khi đưa vào sử dụng, hồ chứa nước ngọt Lạc Địa sẽ đảm bảo mọi người dân ở huyện Ba Tri đều có thể tiếp cận với nước sạch không gián đoạn kể cả trong mùa khô", ông Lê Minh Truyền, Phó giám đốc Ban QLDA, nói.
Ông Truyền cho biết thêm, ngoài phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân, Dự án hồ chứa nước ngọt Lạc Địa còn có các hạng mục chức năng khác như du lịch, bảo tồn giá trị lịch sử, kết nối giao thông, sắp xếp lại dân cư trong vùng.
Ông Nguyễn Công Trọng, Giám sát trưởng tại công trình hồ Lạc Địa, cho biết, công việc xây dựng diễn ra thuận lợi, hầu như không chịu tác động của thay đổi vật giá hoặc thiếu vật liệu như các công trình khác. Việc dự án được người dân địa phương ủng hộ cũng là nguyên nhân khiến tiến độ thi công vượt kế hoạch.
Cũng theo ông Trọng, lúc cao điểm trên công trường có khoảng 200 kỹ sư, công nhân. Tuy nhiên hiện phần việc không còn nhiều nên số nhân sự làm việc rút xuống còn 50-60 người.
"Chúng tôi đang cố gắng để công trình có thể phát huy hiệu quả trong mùa khô năm tới", ông Trọng cho biết.
Hồ Kênh Lấp là hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây hiện hữu (Ảnh: CTV).
Cách hồ Lạc Địa khoảng 7km là hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp - hiện là hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây. Hồ Kênh Lấp có dung tích 0,8 triệu m3, đưa vào sử dụng năm 2019, chức năng cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân ở huyện Ba Tri.
Trước biến đổi khí hậu gay gắt, từ năm 2016 đến nay, Bến Tre luôn trong nhóm địa phương thiệt hại nặng do hạn mặn. Một nguyên nhân khác là việc hồ Kênh Lấp vừa đưa vào vận hành nhưng không cấp đủ nước cho người dân vượt qua đợt hạn mặn năm 2020, đã thúc đẩy chính quyền tỉnh Bến Tre xây dựng thêm hồ nước ngọt mới.
Sao chép thành công