Nội dung liên quan Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước, Phường Bến Thành
Tin nóng an ninh trật tự 24h - Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh,
Một cơ sở đào tạo cấp bằng có dấu hiệu giả mạo? (kỳ 2)
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:05:28 20/09/2024
theo đường link
https://congan.com.vn/doi-song/mot-co-so-dao-tao-cap-bang-co-dau-hieu-gia-mao_167504.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(CATP) Quá trình tìm hiểu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến người mang tên số tài khoản mở tại ngân hàng mà các học viên lớp Bảo vệ thực vật 20 đã nộp học phí. Và lại càng bất ngờ hơn khi nghe câu trả lời của ông Vũ Bá Sinh - Hiệu trưởng trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn vào ngày 09/9/2024: "Họ mạo danh nhà trường lập trang web, thu tiền học viên". Đề nghị làm rõ sự việc Sau khi nghe chúng tôi trình bày phản ánh của các học viên lớp "Bảo vệ thực vật 20", ông Sinh bức xúc: "Họ đã mạo danh nhà trường để tuyển sinh và trường hoàn toàn không có mã ngành nào là Bảo vệ thực vật". Cũng theo ông Sinh, ngay cả một số địa chỉ mà các học viên theo học lớp "Bảo vệ thực vật 20" tại TP.Thủ Đức cũng hoàn toàn không phải là địa chỉ của trường. Thời gian qua, nhà trường vẫn tuyển sinh trực tiếp, học viên theo học các ngành (có mã ngành đào tạo) vẫn hoạt động bình thường. Ông Sinh khẳng định, trụ sở của trường tại Q.Gò Vấp. Việc họ tuyển sinh lớp Bảo vệ thực vật 20 đã mạo danh nhà trường để chiêu sinh, tuyển sinh, thu học phí, trong khi trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn không có mã ngành "Bảo vệ thực vật". Nhà trường đã làm việc và có báo cáo vụ việc (khoảng 2 tuần trước) đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM (là cơ quan chủ quản). Còn đối với việc đối tượng thông báo tuyển sinh rồi thu tiền học phí... đều không phải của nhà trường. Trường Trung cấp Bến Thành thu hồi bằng tốt nghiệp Hiệu trưởng trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn còn cho biết thêm: "Danh sách các học viên lớp Bảo vệ thực vật 20 nhà trường không quản lý. Các cán bộ nhân viên của trường hoàn toàn không thu học phí của học viên lớp này. Việc này cho thấy một số đối tượng có dấu hiệu lợi dụng danh nghĩa trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn để tuyển sinh trên mạng và thu tiền. Họ không có phiếu thu, người thu tiền của các học viên lại là tài khoản cá nhân, nhà trường không biết và cũng không có ai tại trường có tên này". Theo đó, qua kiểm tra trong danh sách trả lương và đóng bảo hiểm xã hội của trường năm 2020 đến nay (tháng 9/2024) không hề có người lao động nào tên Bùi Thị Như Quỳnh. Không có mã ngành "bảo vệ thực vật" Ông Vũ Bá Sinh chia sẻ: "Nhà trường hoàn toàn không biết vụ việc này. Ngay cả địa chỉ của trường ghi tại TP.Thủ Đức cũng là mạo danh. Nhà trường không có mã ngành thì làm sao dám tuyển sinh?". Qua vụ việc trên, ông Sinh cũng đề nghị trường hợp học sinh và phụ huynh khi có nhu cầu hãy liên hệ trực tiếp hoặc đến nhà trường làm việc, tránh những trường hợp mạo danh. Việc nhà trường thu học phí đào tạo đều xuất biên lai thu học phí, tài khoản ngân hàng cũng mang tên của trường chứ không phải tài khoản cá nhân. Được biết, trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn tiền thân là trường Trung cấp Nghề kỹ thuật cơ khí giao thông, được thành lập theo Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 05/02/2008 của UBND TPHCM và đổi tên trường như hiện nay theo Quyết định số 2154/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND TPHCM. Như vậy, theo danh sách chi trả lương và đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 đến nay (có nghĩa thời gian lớp Bảo vệ thực vật 20 được tuyển sinh và nộp học phí), nhà trường xác nhận hoàn toàn không có tên người lao động nào mà các học viên đã nộp học phí qua tài khoản cá nhân. Tiếp tục điều tra, chúng tôi nhận được phản ánh từ các học viên rằng khi nhận bằng tốt nghiệp Trung cấp Bảo vệ thực vật lại phát hiện có dấu hiệu "làm giả”! Theo họ, đây là cái bẫy bởi trang web ban đầu ghi rất cụ thể: "Trung cấp Bảo vệ thực vật - cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ trung cấp nghề bảo vệ thực vật, người học có những năng lực chuyên môn và làm việc theo chức năng tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp, bảo vệ thực vật hoặc các hợp tác xã, trang trại, tại các hộ gia đình, tham gia phục vụ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu và có thể tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở quy mô hợp lý”. Chính vì cái "cơ hội việc làm" đó đã gây sự kích thích, hưng phấn cho người xem và nhiều học viên đóng học phí để nhập học. Trong khi đó, nhà trường lại không có mã ngành đào tạo "Bảo vệ thực vật". Chưa hết, đến khi các học viên được cấp bằng tốt nghiệp thì lại phản ứng vì có dấu hiệu giả mạo. Ngay cả trường hợp một học viên đã gặp trực tiếp người ký là Tiến sĩ Nguyễn Quang Tiệp, lúc đó vẫn được khẳng định "là bằng thật". Để làm rõ vấn đề bằng tốt nghiệp giả hay thật, chúng tôi tìm đến trường Trung cấp Bến Thành tại (số 94 - 96 đường Lê Tuấn Mậu, P13Q6)... Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Bến Thành - Tiến sĩ Nguyễn Quang Tiệp, người ký cấp bằng tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật cho các học viên đã bị nhà trường kiểm điểm, buộc thôi chức vụ Phó hiệu trưởng. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Tiệp thừa nhận sai trong việc ký cấp bằng tốt nghiệp trong khi trường Trung cấp Bến Thành không có mã ngành này, nên đã ra thông báo thu hồi và đưa ra hướng giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi cho các học viên lớp Bảo vệ thực vật 20. (Còn tiếp...)