Nội dung liên quan Israel, Tin Quốc Tế

Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,

Một năm thảm cảnh Gaza, hòa bình vẫn xa vời

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 06:34:46 07/10/2024 theo đường link https://plo.vn/mot-nam-tham-canh-gaza-hoa-binh-van-xa-voi-post813579.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)- Xung đột Israel-Hamas ở Dải Gaza đã tròn một năm, song giới chuyên gia nhận định rằng thời gian tới đây tiến trình hòa bình vẫn sẽ không tạo ra bước đột phá nào.
Nam miền Nam
Nam miền Nam
Hôm nay, 7-10, tròn một năm xung đột Israel-Hamas bùng phát nghiêm trọng ở Dải Gaza. Chiến sự vẫn diễn ra mỗi ngày, trong bối cảnh người dân khắp Gaza chạy tìm nơi lánh nạn. Giới chuyên gia cho rằng tương lai hoà bình ở Gaza vẫn còn “mờ mịt" khi Israel và Hamas không ai chịu nhường ai.
Khói lửa vẫn lan rộng Theo tờ The Times of Israel, Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết đã pháo kích và không kích dữ dội vào các khu vực phía bắc và miền trung Dải Gaza vào tối 5-10. Cụ thể, Lực lượng Phòng vệ Israel đã tiến hành một “cuộc tấn công chính xác” nhắm vào các chiến binh Hamas đang hoạt động bên trong một trung tâm chỉ huy và kiểm soát ở khu vực Jabalya (Dải Gaza). Theo Israel, trung tâm này nằm bên trong một khu nhà trước đây từng là văn phòng của Cơ quan Liên Hợp Quốc hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA).
Các cuộc không kích kéo dài trong khoảng 90 phút và tập trung vào phía đông TP Jabalya và TP Gaza, theo đài CNN . Các nhân viên y tế của Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cho biết đòn không kích của Israel vào Jabalya đã khiến 5 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Tại TP Gaza, đòn đánh của Israel đã trúng Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa (địa điểm thiêng liêng thứ 3 của đạo Hồi). Tính tới trưa 6-10 (giờ địa phương) đã có 21 người thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào nhà thờ này.
Một cư dân Gaza gần như mất trắng mọi thứ trong cuộc xung đột Israel-Hamas một năm qua. Ảnh: GETTY IMAGES
Có thể thấy xung đột Israel-Hamas vẫn rất ác liệt và nảy lửa dù đã một năm trôi qua. Cục diện chiến trường vẫn đang bế tắc khi Israel vẫn dội bom ác liệt vào Gaza và các cuộc đàm phán ngừng bắn hiện vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.
Cuộc xung đột thế kỷ Israel-Hamas bùng phát nghiêm trọng khi Hamas nổ phát súng đầu tiên tấn công miền nam Israel vào ngày 7-10-2023. Đến nay, theo Tel Aviv, phía Hamas đã giết chết khoảng 1.200 dân thường Israel và bắt cóc khoảng 250 người làm con tin.
Theo Bộ Y tế Gaza, các đòn đáp trả sau đó của Israel nhằm vào Gaza trong một năm qua đã giết chết gần 42.000 người Palestine sống ở dải đất này. Bên cạnh đó, gần như toàn bộ 2,3 triệu cư dân Gaza phải di dời, gây ra cuộc khủng hoảng nạn đói trầm trọng.
Viễn cảnh không khả quan Về viễn cảnh sắp tới, giới quan sát cho rằng với việc Israel quyết định đi nước rắn với lực lượng Hezbollah (Lebanon) thì giao tranh ở Gaza cơ bản cũng đã thay đổi. Các hoạt động của bộ binh Israel phần lớn sẽ không còn mạnh như ban đầu. Theo đó, sự hiện diện của quân Israel ở Gaza giờ đây khá tương tự sự hiện diện của Israel ở Bờ Tây, nơi Tel Aviv duy trì các vị trí chiến lược và tiến hành các đợt tập kích đơn lẻ, bất ngờ.
"Những gì chúng ta có thể thấy là một tình huống trong đó Israel có thể sẽ không nối lại mục tiêu chiếm toàn diện Dải Gaza, mà thay vào đó họ sẽ kêu gọi tạm dừng các hoạt động quân sự lớn. Israel sẽ bám giữ cái mà họ gọi là ‘kiểm soát an ninh'” - ông Mouin Rabbani, một chuyên gia về Trung Đông và các vấn đề Palestine, nhận định về xung đột Israel-Hamas.
Ông Yossi Alpher, cựu sĩ quan lực lượng tình báo Mossad của Israel đồng thời là một bình luận viên an ninh, cho rằng cuộc xung đột Israel-Hamas khó có thể kết thúc bằng một thỏa thuận chính thức giữa hai bên tham chiến. Theo ông Alpher, một khả năng là xung đột Israel-Hamas có thể tiếp tục ở cường độ thấp trong một thời gian dài và có thể sẽ dần lan sang Bờ Tây, theo đài ABC News.
Liên Hợp Quốc cho biết cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza khiến trẻ em phải chịu cảnh thiếu ăn thường xuyên và cực kỳ dễ bị suy dinh dưỡng . Ảnh: REUTERS
Ông Alpher nhấn mạnh rằng cục diện hiện tại cho thấy vấn đề con tin sẽ không thể quyết định cuộc chiến nữa, dù có số liệu từ Israel cho biết hiện vẫn còn 100 con tin bị giam giữ ở Gaza. Vị chuyên gia để ngỏ khả năng hai bên trong xung đột Israel-Hamas thống nhất thông qua một lệnh ngừng bắn để trao đổi tù nhân, chứ không chấm dứt hoặc giải quyết cuộc chiến hiện tại.
Các chuyên gia cho rằng các đòn đánh của Israel nhắm vào Dải Gaza nhằm mục đích biến Gaza trở thành khu vực “không còn phù hợp để sống" nữa. Hiện tại, hơn hai triệu người vẫn sống ở Gaza cần khẩn cấp xây dựng lại nhà cửa, bệnh viện, nhà máy xử lý nước và nước thải, cơ sở hạ tầng điện và trường học.
"Tôi cho rằng những gì chúng ta đang chứng kiến ​​bây giờ cũng là một chiến dịch của Israel, một chiến dịch có hệ thống nhằm làm cho Dải Gaza không còn phù hợp cho con người cư trú. Trong bối cảnh đó, chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy một số lượng lớn người Palestine đang cố gắng vượt biên sang Ai Cập để có được những thứ thiết yếu cho cuộc sống như thực phẩm, nước uống, chăm sóc y tế, v.v..” - ông Rabbani nói về cuộc xung đột Israel-Hamas.
Về lập luận này, phía Israel từng phủ nhận việc phá hủy cơ sở hạ tầng một cách có hệ thống, nói rằng họ chỉ nhắm mục tiêu vào Hamas và các nhóm chiến binh khác đang ẩn nấp ở Gaza. Và vào tháng 12-2023, một phát ngôn viên của chính phủ Israel khẳng định các cáo buộc rằng Israel muốn “bỏ trống" Dải Gaza những cáo buộc thái quá và sai trái.
Giới quan sát cũng lưu ý những tác động của cuộc xung đột Israel-Hamas sau một năm qua đã bắt đầu lan rộng ra bên ngoài, ảnh hưởng đến toàn bộ an ninh chính trị khu vực Trung Đông.
"Trung Đông đang đứng trước một bước ngoặt lớn. Những gì đã xảy ra trong năm qua sẽ ảnh hưởng đến khu vực trong nhiều thập niên tới. Nó sẽ gây ra những thay đổi chính trị đáng kể trong khu vực và có những tác động đáng kể đến các mối quan hệ giữa khu vực và phần còn lại của thế giới . Điều này có thể gây ra mức độ bất ổn và mất an ninh ngày càng tăng tại Trung Đông - ông Rabbani nói về tác động của cuộc xung đột Israel-Hamas.
Ông Amjad Iraq, biên tập viên cấp cao của Tạp chí +972 và thành viên của al-Shabaka - một trung tâm chính sách của Palestine, nhận định rằng tình cảnh hiện tại đều vô cùng khắc nghiệt đối với người Palestine ở Gaza lẫn Bờ Tây, song việc quay lại cục diện trước xung đột cũng chưa hẳn đã tốt vì đó được coi là “môi trường thuận lợi cho Israel". Mọi câu hỏi về tiến trình an ninh khu vực hiện vẫn còn đang dang dở, ông nhận định.
Biểu tình khắp thế giới kêu gọi chấm dứt 1 năm thảm cảnh ở Gaza Ngày 5-10, hàng ngàn người xuống đường biểu tình tại các thành phố lớn trên khắp thế giới kêu gọi chấm dứt thảm cảnh ở Gaza và các khu vực khác ở Trung Đông, trong bối cảnh xung đột Israel-Hamas tròn 1 năm, theo hãng tin AFP
Khoảng 40.000 người biểu tình ủng hộ Palestine đã diễu hành qua trung tâm thủ đô London (Anh), trong khi hàng ngàn người cũng tụ tập tại các TP lớn như Paris (Pháp), Rome (Ý), Manila (Philippines), Cape Town (Nam Phi) và New York (Mỹ).
Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức gần Nhà Trắng ở thủ đô Washington, D.C., phản đối sự ủng hộ của Mỹ đối với Israel trong các chiến dịch quân sự ở Gaza và Lebanon.
Những người biểu tình tại Quảng trường Thời đại (Times Square) ở New York đã đội khăn keffiyeh (biểu tượng của người Palestine) và hô vang các khẩu hiệu như: "Gaza, Lebanon, các bạn sẽ trỗi dậy, người dân luôn bên cạnh các bạn". Đám đông biểu tình cũng cầm biểu ngữ yêu cầu cấm vận vũ khí đối với Israel.
Tại London, những người phản đối biểu tình đã vẫy cờ Israel khi những người tuần hành ủng hộ Palestine đi ngang qua. Theo cảnh sát, có 15 vụ bắt giữ bên lề các cuộc biểu tình, nhưng không nêu rõ liệu những người bị bắt có thuộc một trong hai nhóm hay không.
Tại Rome, cảnh sát đã bắn hơi cay và vòi rồng sau khi đụng độ nổ ra trong các cuộc biểu tình. Khoảng 6.000 người biểu tình bất chấp lệnh cấm tuần hành ở trung tâm thành phố.
Tại Berlin, khoảng 1.000 người biểu tình mang cờ Palestine xuống đường biểu tình.
Những người biểu tình ở Đức cũng chỉ trích cái mà họ gọi là hành động bạo lực của cảnh sát đối với những người biểu tình ủng hộ Palestine, trong bối cảnh xuất hiện nhiều vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình. Bên cạnh đó, những người ủng hộ Israel ở Berlin cũng gay gắt phản đối chủ nghĩa bài Do Thái ngày càng gia tăng.
Tại Manila, các nhà hoạt động đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động sau khi họ bị ngăn cản tổ chức một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Philippines, nhằm phản đối sự ủng hộ của Washington đối với Israel.
Sao chép thành công