Nội dung liên quan Xã Trà Linh, Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam, Tin Trong Nước
Báo Thanh Niên,
Mùa thu hoạch loại hạt ‘tiền tỉ’ trên đỉnh Ngọc Linh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:47:16 05/10/2024
theo đường link
https://thanhnien.vn/mua-thu-hoach-loai-hat-tien-ti-tren-dinh-ngoc-linh-185241001135142398.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Không chỉ chứa đựng nhiều điều huyền bí, núi Ngọc Linh sở hữu loại sâm được cho là số 1 thế giới . Chính ngọn núi này đã giúp người dân Xê Đăng đổi đời, nhiều tỉ phú cũng dần xuất hiện ngay dưới chân núi khi sở hữu vườn sâm Ngọc Linh rộng lớn. Tự động phát Khi những hạt sâm Ngọc Linh bắt đầu đỏ chín, nhiều nhà vườn bắt đầu thu hoạch để bán hoặc ươm cây giống. Từ một loài "thuốc giấu" của đồng bào Xê Đăng, đến nay sâm Ngọc Linh đã trở thành dược liệu quý hiếm, là quốc bảo Việt Nam, giúp hàng trăm hộ dân vùng cao đổi đời, nhiều người trở thành tỉ phú. Vùng sâm Ngọc Linh (xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam ) ở độ cao hàng ngàn mét giữa cái rét buốt tê tái. Cuộc sống của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh đổi thay nhờ loài sâm quý ẢNH: ĐỨC NHẬT Tại vườn sâm gần 6 hecta của Công ty CP sâm Việt Linh, sau khoảng 5 năm trồng, mùa thu hoạch hạt năm nay, đơn vị này thu hoạch khoảng 35.000 hạt. Đây là nguồn nguyên liệu để nhóm chủ động nguồn giống và thực hiện chọn tạo giống có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Nhân viên của công ty đang tất bật với việc thu hái hạt sâm đã chín đỏ. Hạt khi thu hoạch sẽ được phân loại, thống kê và bắt đầu ươm mầm cho vụ mới. Những cây sâm được gieo ươm sẽ phục vụ cho việc mở rộng diện tích trồng trên ngọn núi cao nhất dãy Trường Sơn. Điều kiện sinh trưởng của Sâm Ngọc Linh cũng rất đặc biệt, khi chỉ mọc ở những nơi có độ cao từ 1.500 mét trở lên, đất có độ mùn cao, tơi xốp và nhiều sương mù bao phủ. Ngoài việc thu hái hạt, nhân viên tại trạm dược liệu được chia thành nhiều tổ để đi tuần tra, theo dõi sự sinh trưởng của cây sâm, bọc chùm hạt sâm, phát hoang, nhổ cỏ trong vườn, lên luống trồng mới… Đêm đến, một tổ từ 3-4 người sẽ đi tuần tra đến các điểm xung yếu trên diện tích khoảng 6 ha của vườn để đề phòng trộm sâm hay chuột vào cắn phá.