Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
VOV.VN - Theo một nghiên cứu vừa được công bố, chính phủ Mỹ đã chi hơn 22 tỷ USD cho cuộc xung đột ở Trung Đông vốn bắt đầu từ ngày 7/10/2023.
Ngày 7/10/2023 là ngày Hamas tấn công Israel dẫn tới các hành động quân sự trả đũa của Israel ở Gaza và cuộc xung đột này đã kéo dài tròn 1 năm. Theo dự án Chi phí chiến tranh (Cost of War) thuộc trường Đại học Brown, trong vòng 1 năm qua Mỹ đã chi 22,76 tỷ USD nhằm hỗ trợ Israel cũng như các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực bao gồm chống lại các phần tử Houthi do Iran hậu thuẫn ở Biển Đỏ.
Xe tăng Israel gần biên giới Lebanon ngày 1/10. Ảnh: CNN
Trong khoản tiền này, Mỹ đã dành ít nhất 17,9 tỷ USD cho các chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza, ở biên giới với Lebanon, ở khu Bờ Tây, chống lại Iran và các nhóm thân Iran ở Trung Đông. Hỗ trợ tài chính của Mỹ dành cho Israel trong vòng 1 năm qua ở mức cao nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu viện trợ trực tiếp cho Israel năm 1959.
Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự nhiều nhất cho Israel trong nhiều thập kỷ và Israel trung bình được nhận khoảng 3 tỷ USD từ Mỹ mỗi năm. Viện trợ của Mỹ cho Israel bao gồm đạn pháo, đạn phòng không, đạn dẫn đường chính xác, bom hạng nặng - loại vũ khí được sử dụng, gây ra tổn thất đáng kể ở Gaza - nơi hơn 41.000 người đã chết. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạm ngừng đợt cung cấp bom hạng nặng, mỗi quả lên tới hơn 900kg, cho Israel với lo ngại loại bom này sẽ được sử dụng để sát hại dân thường ở Gaza.
Mỹ đã chi ít nhất 4,86 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nguồn lực quân sự trong khu vực và trong các chiến dịch chống lại phong trào Houthi ở Yemen vốn đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhắm tới các tàu thương mại ở Biển Đỏ kể từ tháng 11 năm 2023. Quân đội Mỹ đã bắt đầu một chiến dịch quân sự trực tiếp hơn chống lại Houthi kể từ tháng 1/2024 với các đợt không kích thường xuyên nhằm làm suy yếu năng lực quân sự của Houthi cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công của phong trào này.
Trong một số trường hợp, Hải quân Mỹ đã sử dụng nhiều tên lửa đắt tiền, mỗi quá có giá trị lên tới 4 triệu USD, nhằm đối phó với các máy bay không người lái chi phí thấp của Houthi. Phong trào Houthi đã cướp, đánh chìm hoặc làm hư hại nhiều tàu thuyền trong các hoạt động mà Houthi cho rằng liên quan tới cuộc xung đột ở Gaza. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Brown cho rằng lực lượng Houthi đã gây ra tổn thất lên tới 2,1 tỷ USD cho thương mại trên biển tính tới thời điểm hiện nay.
Mỹ cũng đã triển khai khoảng 43.000 quân tới Trung Đông trong nỗ lực răn đe một cuộc chiến khu vực rộng hơn. Các nguồn lực quân sự chiến lược được triển khai tới khu vực bao gồm nhóm tấn công tàu sân bay USS Lincoln, tàu tấn công lưỡng cư và một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Brown chỉ là ước tính và có thể không hoàn toàn phản ánh con số thực mà Mỹ đã chi cho cuộc xung đột ở Trung Đông trong vòng 1 năm qua.