Nội dung liên quan Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Nam Định tái thiết, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ lịch sử
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:15:55 25/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/nam-dinh-tai-thiet-khoi-phuc-san-xuat-nong-nghiep-sau-mua-lu-lich-su-20240924210938107.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Mai Chiến Bão Yagi, mưa lũ lịch sử xảy ra vừa qua đã nhấn "chìm" và gây thiệt hại nặng nề nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định. Hiện, Nam Định đang tập trung tái thiết, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ lịch sử. Bình luận Theo Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, vụ mùa năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 70.761 ha lúa. Qua kiểm tra, các huyện Ý Yên, Hải Hậu, Giao Thủy... lúa mùa đã trỗ từ 70 - 75% diện tích; Xuân Trường, Nghĩa Hưng lúa trỗ được khoảng 20 - 25% diện tích. Tuy nhiên, do mưa bão, lũ lụt kéo dài đã làm khoảng trên 15.000 ha lúa bị ngập nặng. Trong đó, huyện Nam Trực bị ngập nhiều nhất với 4.497 ha, Ý Yên 3.040 ha, Trực Ninh 1.630 ha, Xuân Trường 1.183 ha, Vụ Bản 1.000 ha, Nghĩa Hưng 1.060 ha, thành phố Nam Định 1.600 ha... Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Sở NNPTNT Nam Định kiểm tra diện tích lúa mùa bị ảnh hưởng do mưa lũ trên dịa bàn huyện Trực Ninh. Ảnh: Mai Chiến. Để chủ động tiêu úng nước, từ ngày 13/9 đến nay, các trạm bơm trên địa bàn tỉnh Nam Định hoạt động hết công suất. Thế nhưng, mực nước trên các sông lớn ở Nam Định tuy đã rút nhưng vẫn đang ở mức cao, gây khó khăn cho công tác tiêu úng, cứu lúa mùa; các vùng trũng tiêu thoát chậm, nhất là ở các huyện Nam Trực, Trực Ninh, thành phố Nam Định... Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho hay, qua thống kê, diện tích lúa bị ngập từ ngày 9 - 15/9, có khoảng 5.000 ha (bị mất trắng) và trên 10.000 ha bị ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Đối với diện tích tiêu thoát nước tốt, cây lúa hồi phục, đòng vươn và bắt đầu trỗ bông, khả năng bị thiệt hại từ 30 - 40% năng suất. Cùng với cây lúa, diện tích cây rau màu hè thu cũng bị thiệt hại 2.236 ha. Diện tích bị thiệt hại trên 70% năng suất là 1.225 ha; thiệt hại từ 30 - 70% năng suất là 1.012 ha... Dự kiến tổng thiệt hại ngành trồng trọt khoảng 370 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, để khôi phục sản xuất, các địa phương vẫn đang tiếp tục huy động mọi lực lượng, phương tiện máy móc bơm tiêu úng cứu lúa, hạn chế tối đa tình trạng ngập úng. Nhiều diện tích lúa mùa ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định bị ngập nặng và mất trắng do mưa lũ gây ra. Ảnh: Mai Chiến. Ông Hữu đề nghị, các địa phương cần chỉ đạo bà con nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng, buộc dựng những diện tích lúa đã trỗ bông và bị đổ, buộc từ 3 - 4 khóm/cụm, để cho cây đứng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa vào chắc, chín. Đối với diện tích lúa đang làm đòng, chuẩn bị trỗ bông thì chủ động khoanh vùng và ưu tiên tiêu thoát nước kịp thời không để thời gian ngập đòng lâu sẽ ung thối đòng. Đối với rau, màu, tập trung tiêu thoát nước, tranh thủ thu hoạch diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch, đảm bảo năng suất và chất lượng… Trước những thiệt hại ban đầu của ngành nông nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng yêu cầu Sở NNPTNT cần thống kê, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do bão, lũ gây ra. Ngày 13/9, UBND tỉnh Nam Định đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT về những thiệt hại ban đầu do cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra. Theo đó, tổng giá trị thiệt hại do bão số 3, mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Nam Định ước khoảng 564 tỷ đồng.