Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,

Nâng cao chỉ số PCI, cải thiện môi trường đầu tư tại Thanh Hóa

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 10:19:34 25/09/2024 theo đường link https://www.nguoiduatin.vn/nang-cao-chi-so-pci-cai-thien-moi-truong-dau-tu-tai-thanh-hoa-204240909175444003.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Hữu Phương
Theo Sở KH&ĐT Thanh Hóa, PCI là kênh tham khảo hữu hiệu cho lãnh đạo để có thể khắc phục kịp thời những mặt chưa được và tiếp tục phát huy những điểm tốt, từ đó từng bước nâng cao môi trường đầu tư của địa phương. Giải pháp và tín hiệu tích cực từ bảng xếp hạng PCI
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của chỉ số PCI trong kiến tạo môi trường và thu hút đầu tư của địa phương, thời gian qua Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao Chỉ số PCI.
Theo Sở Kế hoạch & đầu tư (KH&ĐT) Thanh Hóa, để cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2023 - 2025, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều Chương trình, Kế hoạch hành động và các văn bản chỉ đạo điều hành như: chương trình hành động số 04/CTr-TU ngày 18/12/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 28/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 09/10/2023 nhằm duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng (SIPAS), Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025.
Cụ thể nội dung kế hoạch yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ xây dựng "Chính quyền điện tử", hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần nhằm giảm bớt số lượng, thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn.
Tương quan PCI Thanh Hóa trong khu vực duyên hải miền Trung. (Nguồn: PCI Việt Nam).
Song song, các đơn vị địa phương chú trọng tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, chất lượng, tiến độ giải quyết công việc, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...
Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả công bố Chỉ số PCI hàng năm của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đơn vị địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng đơn vị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Phía Hiệp hội doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Thanh Hóa đóng góp vai trò hơn nữa trong việc tư vấn pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư, tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Với những giải pháp quyết liệt cụ thể, có hiệu quả nêu trên, trong năm 2023, chỉ số PCI của Thanh Hóa đã ghi nhận những tín hiệu tích cực, đúng hướng khi đã cải thiện tăng 17 bậc, từ vị trí 47 lên vị trí thứ 30 trên bảng xếp hạng PCI toàn quốc.
Trong đó, có một số chỉ số thành phần ghi nhận cải thiện tích cực như: chi phí thời gian tăng từ 6,78 lên 8,09 điểm; tính năng động của chính quyền tăng từ 6,38 lên 7,17 điểm; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ 6,76 lên 7,19 điểm; chi phí không chính thức tăng từ 6,5 lên 6,74; gia nhập thị trường từ 6,54 lên 7,04 điểm. Có 2 chỉ số sụt giảm là: cạnh tranh bình đẳng từ 5,31 xuống 5,0 điểm và thiết chế pháp lý và an ninh trật tự giảm 7,92 xuống 7,42, vẫn là mức cao so với mặt bằng chung cả nước.
PCI đóng vai trò quan trọng cải thiện môi trường đầu tư Xét về vai trò chỉ số PCI, PGI, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, chỉ số PCI, PGI được công bố thường niên sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho các địa phương có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành kinh tế, cũng như có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp để tiến hành hoạt động phát triển kinh tế hiệu quả nhất. Đồng thời, PGI giúp địa phương có sự quan tâm thỏa đáng tới vấn đề môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa, bền vững.
Tại Thanh Hóa, với việc nhìn nhận thực tế vào vai trò quan trọng của chỉ số PCI trong việc cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, Thanh Hóa thời gian qua đã từng bước khắc phục, cải thiện chỉ số PCI và các chỉ số quan trọng khác như PAPI, PAR INDEX, SIPAS... và PGI (bắt đầu công bố từ năm 2023). Việc cải thiện nâng cao chỉ số PCI cũng là một trong những nội dung trong nhiệm vụ và giáp pháp được nêu tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa quyết tâm cải chỉ số PCI, môi trường đầu tư, từng bước hoàn thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương.
Nhận định về vai trò của Chỉ số PCI trong chiến lược phát triển bền vững của địa phương, qua trao đổi với Người Đưa Tin , đại diện Sở KH&ĐT Thanh Hóa cho biết, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam là Chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Sở Kế hoạch Đầu tư là đơn vị chuyên trách về các vấn đề liên quan lĩnh vực đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa.
Xác định Chỉ số PCI có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nên trong những năm qua, với sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự cố gắng nỗ lực của các ngành, các cấp trong trong tỉnh, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được cải thiện mạnh mẽ.
Trong đó, ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các thủ tục hành chính được đơn giản hóa và giảm tối đa thời gian giải quyết cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và công tác giải phóng mặt bằng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Đồng thời, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ ngày càng nâng cao, những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp được kịp thời tháo gỡ.
"Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra trong báo cáo PCI hàng năm, nhằm phấn đấu cải thiện, nâng cao xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh. PCI là kênh tham khảo hữu hiệu cho lãnh đạo để có thể khắc phục kịp thời những mặt chưa được và tiếp tục phát huy những điểm tốt, từ đó từng bước nâng cao môi trường đầu tư của địa phương", đại diện Sở KH&ĐT Thanh Hóa thông tin.
Sao chép thành công