Nội dung liên quan Phường Bửu Long, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, Tin Trong Nước
Báo Nhân Dân,
Nâng cao nhận thức và hành động bảo tồn di sản
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
04:34:34 30/09/2024
theo đường link
https://nhandan.vn/nang-cao-nhan-thuc-va-hanh-dong-bao-ton-di-san-post833735.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Cuối tuần qua, tin vui đến với giới bảo tồn di sản và dư luận quan tâm là chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có quyết định bảo tồn thay cho phương án giải tỏa căn biệt thự 100 tuổi ở ven sông thành phố Biên Hòa, sau khi dư luận lên tiếng về việc cần bảo tồn. Nam miền Nam Nam miền Nam Ngôi biệt thự cổ ở Biên Hòa, Đồng Nai đến nay tròn 100 năm tuổi. (Ảnh THIÊN VƯƠNG) Biệt thự cổ này được Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh xây dựng vào năm 1922 và hoàn thành năm 1924, nay vừa tròn 100 tuổi, nằm tại Khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng tòa biệt thự này đều được vận chuyển từ Pháp về. Với tuổi đời trăm năm và cấu trúc còn được giữ khá nguyên vẹn, tòa biệt thự có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, lịch sử và kiến trúc, đặc biệt là dấu ấn kiến trúc Pháp tại Việt Nam. Biệt thự cổ được Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh xây dựng vào năm 1922 và hoàn thành năm 1924, nay vừa tròn 100 tuổi, nằm tại Khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng tòa biệt thự này đều được vận chuyển từ Pháp về. Ngôi biệt thự này từng được chọn làm bối cảnh chính trong bộ phim nổi tiếng một thời “Người đẹp Tây Đô”, năm 1996. Vậy nhưng, theo thiết kế, tuyến đường ven sông Đồng Nai ở thành phố Biên Hòa sẽ cắt mất khoảng 9m chiều dài của ngôi nhà cổ. Điều này đồng nghĩa với việc xóa sổ toàn bộ ngôi biệt thự trăm tuổi ấy. Biệt thự trên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa. Lý do là từ năm 2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai nhận thấy giá trị về mặt kiến trúc của công trình nên đã đề nghị bổ sung biệt thự này vào danh mục xếp hạng di tích cấp tỉnh; sau đó, Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh nhiều lần liên hệ gia đình phối hợp lập hồ sơ xếp hạng di tích nhưng phía chủ nhà không đồng ý. Hiện nay, chính quyền có thể rà soát, đánh giá đưa công trình vào danh mục công trình nhà ở kiến trúc có giá trị theo Nghị định số 85 của Chính phủ để thực hiện bảo tồn công trình. Sau khi dư luận lên tiếng việc cần phải bảo tồn, các cơ quan chức năng của Đồng Nai và thành phố Biên Hòa đã khảo sát thực tế và tính toán cân nhắc. Tỉnh Đồng Nai đã tiếp thu, lắng nghe và quyết định giữ lại căn biệt thự cổ trăm tuổi để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của di sản trên địa bàn Biên Hòa vốn mang đậm nhiều dấu ấn lịch sử Nam Bộ. Trên thực tế, thời gian gần đây, nguy cơ biến mất của các di sản kiến trúc ở các đô thị lớn ở nước ta luôn hiện rõ. Sự gia tăng dân số cơ học, các phương tiện giao thông, các khối nhà cao tầng chen sâu trong lõi đô thị đang ngày càng đè nặng lên hạ tầng của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có phố cổ Hà Nội, quá trình đô thị hóa, các kiểu dáng kiến trúc du nhập khắp nơi đang là mối đe dọa trực tiếp với gần 2.000 di tích của Hà Nội. Đã có những lo âu rằng, sự phồn vinh mới có làm phôi phai những nét văn hiến hào hoa đã tồn tại trong đời sống người dân Thủ đô? Nếu không tìm ra sự hài hòa thì chúng ta sẽ làm mất vẻ đẹp đặc trưng riêng của Hà Nội! Các tòa nhà cổ được xây dựng thời Pháp hầu hết đã bị thay đổi kết cấu và bài trí bên trong, một số căn bên ngoài cũng bị tu sửa để phù hợp với việc kinh doanh của người dân. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở tại thành phố là một nhu cầu cấp thiết, nhưng công tác này phải được thực hiện một cách thận trọng và bài bản để có thể vừa đáp ứng nhu cầu phát triển vừa bảo tồn các di sản. Nhiều di sản đang bị lãng quên hoặc biến mất hoàn toàn. Có di sản bị “quan tâm” quá mức đến biến dạng; có những di sản sống lay lắt vì còn chưa xác định được danh tính; cũng có di sản luôn phản ứng, không tiếp nhận những yếu tố mới trong quá trình phát triển… với những lý lẽ riêng của nó. Nhưng, còn một vấn đề cốt lõi mà chừng nào chúng ta chưa giải quyết được thấu đáo thì vẫn còn tình trạng di sản văn hóa vẫn phải long đong, lận đận. Các chuyên gia kiến trúc và bảo tồn di sản cho rằng, di sản của cha ông để lại không thêm, chỉ vơi đi thôi. Nếu đánh mất là mất hẳn. Trách nhiệm của chúng ta là trao truyền các di sản hiếm hoi từ quá khứ sang các thế hệ tiếp sau. Trùng tu cần để lại dấu vết của những người xây dựng nên chúng và trùng tu trước ta, để lại dấu vết trùng tu khoa học của thời mình, đồng thời để lại phần việc cho người đến sau làm tiếp, nếu ta chưa đủ cơ sở làm việc đó hôm nay...