Nội dung liên quan Xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Công Thương-Tin tức kinh tế cập nhật mới nhất 24h qua,
Năng lượng tích cực - tinh thần 'nhiễu điều phủ lấy giá gương'
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:21:53 30/09/2024
theo đường link
https://congthuong.vn/nang-luong-tich-cuc-tinh-than-nhieu-dieu-phu-lay-gia-guong-349113.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thảm họa do bão (Yagi) gây ra, để lại những thiệt hại nặng nề về người và của, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa phương. Bão số 3 (Yagi) gây lũ lụt tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc gây thiệt hại khoảng trên 81.000 tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhiều người dân khi mất toàn bộ tài sản, nơi ở, công việc… Rừng - “vệ sĩ” vĩ đại và đôi điều nhìn lại Hiện nay,diễn biến của quá trình biến đổi khí hậu tiếp tục tạo ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng thần, bão lũ, gây hậu quả ngày càng lớn đến đời sống của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Nghĩa tình đồng bào của Sao Mai Group trên quê hương Thanh Hóa Để bảo vệ con người trước thiên tai, rừng được xem như một “vệ sĩ” vĩ đại. Theo các chuyên gia, rừng đóng vai trò rất to lớn trong việc ngăn lũ, chống xói mòn, sạt lở đất. Mưa lớn, rừng giữ lại nước mưa trong tán cây và trong đất, do đó giảm lượng dòng chảy trong mùa lũ. Rừng cản dòng chảy, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn. Rừng phòng hộ giúp cản được 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp hơn 2 lần chiều cao của cây. Tại Việt Nam nhiều năm trước, rất khó để hình dung có ngày ngập lụt sẽ xảy ra ở những cao nguyên như Đà Lạt, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai. Hay tại đảo Phú Quốc cũng xuất hiện cảnh tượng người dân lội nước bì bõm nước mỗi khi mưa xuống. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng đã tăng thêm khoảng hơn 70.000ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt với 42,02%, đạt mục tiêu đề ra, trong đó tăng chủ yếu rừng trồng, còn rừng tự nhiên lại giảm (gần 5.000ha). Cũng thông tin từ Bộ này, “Năm 2023 đã phát hiện 3.327 vụ phá rừng, xảy ra 310 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị ảnh hưởng là 674,5 ha”. Bên cạnh đó, tình trạng tài nguyên hóa thạch như than đá, quặng kim loại; vàng, đồng, thau, titan, đất hiếm, thậm chí cả các nguồn nước ngầm bị khai thác bừa bãi, lãng phí cũng đang được báo động. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Ảnh hưởng của bão Yagi đến tăng trưởng kinh tế sẽ diễn ra trên nhiều địa phương, lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ phục hồi của nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự chung tay của cộng đồng và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Cùng chung tay với cộng đồng doanh nghiệp, ngay sau bão, các doanh nghiệp Sao Mai Group đã thực hiện trao tặng 30 tấn hàng hóa và 1.750.000.000 đồng tiền mặt đến bà con nhân dân vùng bão lũ tại hai tỉnh Yên Bái và Thanh Hóa. Đại diện doanh nghiệp An Giang (Sao Mai Group) trao quà tặng tại Yên Bái Trong hoạn nạn, sự tử tế, bao dung của những tấm lòng và trái tim nhân ái luôn xuất hiện và lan tỏa, phát huy sức mạnh chữa lành mạnh mẽ. Nó là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc trong xây dựng niềm tin vào sự chia sẻ, đùm bọc giữa người với người như trong câu ca dao “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”. Đây cũng là hạt nhân quan trọng trong gắn kết và xây dựng một cộng đồng đoàn kết. Thoáng nghĩ sau bão giông Để không còn xảy ra những cảnh tang thương kinh hoàng của làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nữa chúng ta cần phải nhìn lại cách ứng xử của con người với mẹ thiên nhiên. Việt Nam với trên 3.260 km đường bờ biển và trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo. Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới gió mùa với cường độ bức xạ mặt trời khác nhau theo từng khu vực cũng là lợi thế cực lớn để nước ta khai thác năng lượng sạch; điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện gió gần bờ... Năng lượng sạch và sự bình yên Tại Việt Nam, bức xạ mặt trời là nguồn tài nguyên sạch vô giá và vô tận. Kho báu ấy hoàn toàn cho phép ta khai thác vô tư, để phát triển điện sạch, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà không gây hệ lụy cho môi trường. Quang Huy Bạn thấy bài viết này thế nào? Kém Bình thường Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt