Báo Dân Trí,

Nắng thu vàng tô điểm các di tích lịch sử gắn liền Ngày Tiếp quản Thủ đô

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 06:46:02 05/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/xa-hoi/nang-thu-vang-to-diem-cac-di-tich-lich-su-gan-lien-ngay-tiep-quan-thu-do-20241003194942109.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Trời thu Hà Nội xanh ngắt, nắng vàng rực rỡ chiếu rọi thành phố, làm đẹp cho những di tích lịch sử gắn liền với Ngày Tiếp quản Thủ đô cách đây 70 năm (10/10/1954). Nắng vàng mùa thu làm đẹp địa danh gắn liền với Ngày Giải phóng Thủ đô (Video: Hữu Nghị).
Cột cờ Hà Nội (Kỳ Đài) nằm trên đường Điện Biên Phủ được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long, cùng với thời điểm xây thành Hà Nội. Đây là nơi diễn ra Lễ Thượng cờ lịch sử trong Ngày Tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.
Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh cột cờ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Lần thứ hai là đúng vào ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.
Nhà Hát Lớn Hà Nội, nơi nổi hồi còi báo hiệu cho Lễ Thượng cờ lịch sử chiều 10/10/1954.
Phía trước Nhà Hát Lớn là quảng trường Cách mạng tháng Tám, nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn của đất nước.
Tòa nhà Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, được xây dựng vào năm 1918. Nơi đây chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng từ thời kỳ Cách mạng Tháng Tám 1945 và ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954.
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng là nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô.
Ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội) là một trong những cơ sở đầu tiên được quân đội và nhân dân Việt Nam tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9/10/1954.
Công trình này được xây dựng và hoàn thành vào những năm đầu của thế kỷ 20, có quy mô lớn nhất Đông Dương thời kỳ đó.
Ô Cầu Dền (nay là ngã tư Cầu Giấy) là một trong những cửa ô quân và dân tiến về tiếp quản Thủ đô từ hướng Tây.
Khu vực Cửa Nam, nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954.
Cầu Long Biên là nơi chứng kiến những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội vào chiều 9/10/1954.
Nhà tù Hỏa Lò là một trong những công trình Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản ngày 10/10/1954. Hiện nay, khu di tích là một trong những điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Cuối thế kỷ XIX, nhằm đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã tăng cường bộ máy đàn áp: Bổ sung lực lượng cảnh sát, hoàn chỉnh hệ thống tòa án và xây dựng mạng lưới nhà tù. Năm 1896, trên đất làng Phụ Khánh - tổng Vĩnh Xương - huyện Thọ Xương - Hà Nội, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Hỏa Lò. Đây là một trong số những nhà tù lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Chợ Đồng Xuân là địa danh nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đi qua để tiến về hợp quân tại Thành cổ (nay là Hoàng Thành Thăng Long).
Sân cột cờ Hà Nội nằm trong khu vực Hoàng thành Thăng Long là nơi diễn ra Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô chiều 10/10/1954.
Sao chép thành công