Nội dung liên quan Đức, Tin Quốc Tế

Báo điện tử Kinh tế & Đô thị,

Nền kinh tế lớn nhất EU đối mặt nguy cơ suy thoái 2 năm liên tiếp

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 23:23:51 07/10/2024 theo đường link https://kinhtedothi.vn/nen-kinh-te-lon-nhat-eu-doi-mat-nguy-co-suy-thoai-2-nam-lien-tiep.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Thu
Chia sẻ
Kinhtedothi - Nền kinh tế Đức đang phải đối mặt với những thách thức về mặt cấu trúc bao gồm sự cạnh tranh gia tăng từ Trung Quốc, tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề và quá trình chuyển đổi xanh phức tạp.
Bộ Kinh tế Đức dự báo nền kinh tế quốc gia sẽ suy thoái 0,2% trong năm 2024. Ảnh: Indiashippingnews
Tờ Sueddeutsche của Đức hôm 6/10 đưa tin, chính phủ nước này đã hạ dự báo và thừa nhận nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ suy thoái trong năm thứ 2 liên tiếp khi không còn hy vọng rằng tiêu dùng thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Theo tờ Sueddeutsche, Bộ Kinh tế Đức dự báo nền kinh tế quốc gia sẽ suy thoái 0,2% trong năm 2024, trái ngược so với dự báo trước đó là tăng trưởng 0,3%.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck sẽ chính thức công bố dự báo mới nhất vào ngày 9/10 tới.
Trong năm 2023, Đức là nền kinh tế tiên tiến lớn duy nhất tăng trưởng âm, do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ suy thoái công nghiệp, nhu cầu xuất khẩu giảm và giá năng lượng tăng vọt sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.
Kỳ vọng rằng việc lạm phát hạ nhiệt và đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thúc đẩy dà phục hồi kinh tế trong năm nay cũng ngày càng mờ nhạt trong những tháng gần đây khi nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước vẫn tăng trưởng chậm.
Trước đó, các viện kinh tế hàng đầu của Đức cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này và nhận định nền kinh tế lớn nhất EU sẽ trì trệ hoặc suy thoái 0,1% trong năm nay.
Một phần lý do là Đức cũng đang phải đối mặt với những thách thức về mặt cấu trúc bao gồm sự cạnh tranh gia tăng từ Trung Quốc, tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề và khó khăn trong quá trình chuyển đổi xanh.
Tuy nhiên, Chính phủ Đức vẫn lạc quan về triển vọng cho năm 2025. Theo Sueddeutsche, Bộ Kinh tế Đức hiện kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 1,1% trong năm 2025, cao hơn so với mức 1% trong dự báo trước đó. Đến năm 2026, nền kinh tế Đức dự kiến sẽ tăng trưởng 1,6 %.
Bộ trưởng Habeck nói với tờ Sueddeutsche rằng "sáng kiến tăng trưởng" do chính phủ đề xuất có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.
Các biện pháp bao gồm giảm thuế, giảm giá năng lượng vĩnh viễn cho ngành công nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính và khuyến khích người đến tuổi nghỉ hưu tiếp tục tham gia lực lượng lao động cũng như thu hút lao động lành nghề nước ngoài.
Bộ trưởng Habeck tin rằng nền kinh tế Đức có thể phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2 năm tới nếu các biện pháp được thực hiện đầy đủ.
Sao chép thành công