Báo Tuổi Trẻ Online,

Ngắm bảo vật quốc gia Linga vàng tại Lễ hội Katê

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 16:46:54 02/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/ngam-bao-vat-quoc-gia-linga-vang-tai-le-hoi-kate-20241002125332152.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nhân dịp khai mạc Lễ hội Katê của người Chăm tại di tích tháp Pô Sah Inư sáng 2-10, tỉnh Bình Thuận đã công bố quyết định của Thủ tướng về việc công nhận bảo vật quốc gia - đợt 12 (năm 2013) đối với Linga vàng. Bảo vật quốc gia - Linga vàng ở Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG
Bảo vật Linga vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ tại tháp Pô Dam ở xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vào năm 2013. Đây là hiện vật quý hiếm được phát hiện cho tới thời điểm này trong cả nước.
Qua giám định, các nhà khoa học khẳng định đây là chiếc Linga bằng vàng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII - cùng niên đại xây dựng nhóm tháp Pô Dam.
Linga vàng này có chiều cao 6,4cm, rộng giữa 5,7cm, đường kính ngoài 5,7cm, chu vi 17cm và có khối lượng 78,36 gram. Qua phân tích, tỉ lệ vàng trong Linga này chiếm hơn 90%, còn lại là bạc và đồng.
Trong tín ngưỡng Bà La Môn giáo của người Chăm, Linga tượng trưng cho thần Siva với tư cách là nguyên lý nhân quả (phá hủy và tái sinh), sự sinh sản.
Du khách chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia Linga vàng tại Lễ hội Katê người Chăm Bình Thuận diễn ra sáng 2-10 - Ảnh: ĐỨC TRONG
Đây còn là vật thờ quan trọng trong các di tích kiến trúc tôn giáo thuộc văn hóa Chămpa ở miền Trung Việt Nam và các quốc gia cổ đại ở các nước Đông Nam Á.
So với những Linga vàng phát hiện trong di tích Chămpa hay văn hóa Óc Eo khác, Linga vàng ở Pô Dam có kích thước, khối lượng và hàm lượng vàng lớn hơn nhiều lần.
Giá trị lớn nhất của Linga vàng nằm ở cấu trúc độc đáo, xuất xứ, niên đại, tính hiếm và nghệ thuật chế tác thủ công.
Lễ hội Katê người Chăm ở tỉnh Bình Thuận vào đầu tháng 7 Chăm lịch, tức khoảng đầu tháng 10 hằng năm.
Đây là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn, tưởng nhớ đến các vị thần, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng thuận lợi. Lễ hội phản ánh sâu sắc những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng người Chăm.
Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phần lễ rước y trang lên tháp chính Pô Sah Inư - Ảnh: ĐỨC TRONG
Thiếu nữ người Chăm tham gia múa quạt tại Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư - Ảnh: ĐỨC TRONG
Đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng Lễ hội Katê năm 2024 tại tháp Pô Sah Inư - Ảnh: ĐỨC TRONG
Các thiếu nữ người Chăm tham gia múa quạt tại Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư - Ảnh: ĐỨC TRONG
Phần trưng bày nghề dệt thổ cẩm người Chăm tại lễ hội - Ảnh: ĐỨC TRONG
Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh: ĐỨC TRONG
Sao chép thành công