Nội dung liên quan Xã Nhơn Sơn, Huyện Ninh Sơn, Tỉnh Ninh Thuận, Tin Trong Nước
Báo Tin Tức,
Ngăn chặn, xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:39:38 01/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/xa-hoi/ngan-chan-xu-ly-khan-cap-dich-ta-lon-chau-phi-20241001105130042.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tại Ninh Thuận, tình hình dịch tả lợn châu Phi đã không dừng lại ở 2 địa phương của các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc, mà tiếp tục xảy ra ở huyện Bác Ái. Tiêu hủy số lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại thôn Nha Hố 1 (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn). Ảnh: TTXVN phát Để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch, các địa phương có dịch tả lợn đang rất quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để khống chế, xử lý dịch; đồng thời tuyên truyền không để xảy ra bán buôn, di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi điểm dịch. Ông Phan Ninh Thuận, Chủ tịch UBND huyện Bác Ái cho biết: Khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại huyện Ninh Sơn và Thuận Bắc, UBND huyện đã thông tin cho người chăn nuôi được biết và triển khai các biện pháp để ứng phó. Tuy nhiên, đến ngày 30/9 thì UBND huyện nhận được tin đã xảy tình trạng lợn chết tại một hộ gia đình nuôi ở thôn Trà Co, xã Phước Tiến. UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và đã cho kết quả dương tính. Theo đó, huyện đã cho tiêu hủy toàn bộ 33 con lợn bị chết. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng tránh không để lây lan sang các nơi khác. Cũng trong ngày 30/9, UBND huyện đã có quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 23 đến 26/9 vừa qua, tỉnh đã có 2 ổ dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2 xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn) và Bắc Sơn (huyện Thuận Bắc) với tổng số lợn chết và tiêu hủy 237 con. Và ngày 30/9, tiếp tục xảy ra tại một hộ gia đình nuôi lợn ở thôn Trà Co. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra thực tế, điều tra dịch tễ; đồng thời cử cán bộ thú ý phối hợp với chính quyền các địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, tiến hành tiêu hủy lợn nhiễm bệnh và chết đúng nơi, đúng quy định. Cùng với đó, tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh, các vùng bị uy hiếp và vùng đệm với tần suất cao để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đề nghị các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vaccine đợt 2 năm 2024, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm; xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để tổ chức tiêm vaccine theo kế hoạch tiêm phòng; tuyệt đối không đưa lợn ra, vào vùng dịch để chăn nuôi đối với cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh. Để chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng đề nghị UBND các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc và Bác Ái chỉ đạo UBND các xã xảy ra dịch khẩn trương thành lập chốt kiểm soát, trực 24/24 giờ bên ngoài vùng dịch để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống; đồng thời rà soát, thống kê tổng đàn, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho hay, tình hình dịch tả lợn châu Phi trên cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng hiện đang diễn biến phức tạp, khó lường. Hơn nữa do thời tiết thay đổi chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa nên thường làm gia súc giảm sức đề kháng, mầm bệnh dễ xâm nhiễm và dễ phát sinh dịch bệnh. Vì lẽ đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên phối hợp các địa phương, bám sát địa bàn, chủ động giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc khử trùng; hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Công Thử (TTXVN)