Báo Sức Khỏe & Đời Sống,

Ngăn nạn bẫy bắt chim di cư ngay từ đầu mùa mưa bão

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:45:36 01/10/2024 theo đường link https://suckhoedoisong.vn/ngan-nan-bay-bat-chim-di-cu-ngay-tu-dau-mua-mua-bao-169241001142032567.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SKĐS - Để bảo vệ đàn chim trời mùa di cư, ngành chức năng Nghệ An tăng cường các biện pháp tuyên truyền đến người dân, nghiêm cấm các hành vi đặt bẫy, mua bán chim trời để chế biến thành món ăn.
Từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, Nghệ An bước vào cao điểm mùa mưa bão. Đây cũng là thời gian các loài chim hoang dã và chim di cư theo mùa như cò, vạc, én... bay về các xã ven biển, vùng đồng bằng bán sơn địa, nơi có cây cối rậm rạp, để trú ngụ và tìm kiếm thức ăn.
Hằng trăm con cò giả bằng xốp cùng cây nhựa dính được "thợ bẫy chim" cắm rộng khắp trên các thửa ruộng cạn ở địa bàn huyện Diễn Châu.
Vùng bán sơn địa, gồm các xã Diễn Phú và Diễn Lợi của huyện Diễn Châu, với nhiều cánh đồng, gần rừng, dân cư thưa thớt, rất lý tưởng cho các loài chim hoang dã, chim di cư tìm kiếm thức ăn, trú ngụ. Nắm bắt được quy luật này, từ nhiều năm trước, nhiều người dân ở Nghệ An sử dụng bẫy để đánh bắt chim trời, đem bán hoặc chế biến thành các món ăn.
Hàng trăm con cò giả được làm từ xốp với màu sắc, kích thước giống hệt cò thật gắn trên các cây nhựa siêu dính được "thợ bẫy chim" cắm trên khắp các thửa ruộng vừa cạn nước. Chỗ ẩn nấp của thợ bẫy chim và những hộp đựng que nhựa dính cũng dễ dàng bắt gặp trên đồng ruộng.
Theo thời gian, các dụng cụ bẫy chim ngày càng trở nên tinh vi hơn, thậm chí có tính tận diệt, như lưới "tàng hình", đe dọa đến sự sinh tồn của các loài chim trong mùa di cư.
Cò giả xuất hiện trắng xóa đồng ruộng khu vực giáp ranh giữa hai xã Diễn Phú và Diễn Lợi.
Thực trạng trên cộng với tình trạng săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, dẫn tới gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái.
Ông Trần Ngọc Quyền, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Diễn Châu cho biết, khi bước vào mùa chim trời di cư, đơn vị phối hợp với ngành chức năng tổ chức triển khai các biện pháp ngăn chặn nạn săn bắt chim hoang dã, chim di cư. "Tình trạng này không chỉ xảy ra ở vùng bán sơn địa mà các địa bàn ven biển như Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn Thành, Diễn Kim của huyện Diễn Châu cũng "nở rộ" cảnh săn, bắt chim", ông Quyền nói.
Dụng cụ bẫy chim ngày càng trở nên tinh vi, thậm chí có tính tận diệt, như lưới "tàng hình", đe dọa đến sự sinh tồn của các loài chim trong mùa di cư.
Theo Hạt phó Hạt Kiểm lâm Diễn Châu, việc bảo vệ động vật hoang dã, nhất là bảo vệ các loài chim di cư, xử lý các đối tượng cố tình săn bắt được lực lượng chức năng ở Nghệ An thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên trên thực tế, vấn nạn bẫy bắt chim trời diễn ra từ nhiều năm nay dù lực lượng chức năng đã ra quân xử lý quyết liệt, song chưa thể ngăn chặn một cách triệt để bởi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân.
Hạt phó Hạt Kiểm lâm Diễn Châu thừa nhận rằng địa bàn quản lý khá phức tạp, lực lượng kiểm lâm mỏng, trong khi đó những người chuyên đặt bẫy chim trời luôn có những phương án để đối phó với lực lượng chức năng nên rất khó để bắt quả tang, xử lý.
Gia Minh
Bình luận
Ý kiến của bạn
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Sao chép thành công