Nội dung liên quan Xã Hát Môn, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Ngày 4 - 6.10 diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
04:32:59 23/09/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/ngay-4-610-dien-ra-le-ky-niem-ngay-hai-ba-trung-hoi-quan-te-co-khoi-nghia-post390857.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn, xã Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội. Tương truyền, năm 40 sau Công nguyên, đất nước ta dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán. Khi đó Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ, đã thi hành những chính sách hà khắc và thực hiện đồng hóa dân tộc Việt. Bà Trưng Trắc cùng chồng Thi Sách đã lên kế hoạch chống lại quân Đông Hán. Nhưng biết được điều này, Tô Định đã cho thuộc hạ ám hại Thi Sách, khiến bà Trưng Trắc càng thêm căm phẫn. Lễ hội Đền Hát Môn tại huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội. Nguồn: KTĐT Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, sinh ra ở vùng địa linh Phong Châu lại vốn dòng dõi Lạc Hồng, vì thế Hai Bà không chấp nhận nhìn cảnh dân tình lầm than. Ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát, quyết đánh đuổi quân Đông Hán, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Hai Bà Trưng đã truyền hịch đi khắp nơi, chiêu mộ anh tài, kêu gọi các anh hùng hào kiệt tướng sỹ tài giỏi giúp khởi nghĩa. Qua một thời gian ngắn, Hai Bà đã hội tụ được hàng ngàn anh hùng hào kiệt đem quân về tụ nghĩa. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sau đó giành thắng lợi, thu phục 65 thành trì, non sông thu về một mối, nhân dân được hưởng thái bình, Hai Bà xưng vương và đóng đô ở Mê Linh. Sử sách chép lại, Hát Môn là ngôi đền gắn với 3 điển tích của Hai Bà Trưng. Thứ nhất Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa; thứ hai, sau khi chiến thắng, Hai Bà về đây khao quân. Cuối cùng, nơi đây Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát để bảo toàn tiết hạnh của người con gái. Vì thế, đền Hát Môn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn và những câu chuyện lịch sử giá trị nhất về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tưởng nhớ công ơn Hai Bà Trưng, nhân dân huyện Phúc Thọ từ xưa đến nay tổ chức 3 lễ hội lớn trong năm, vào ngày 6.3 âm lịch (ngày giỗ Hai Bà), ngày 4.9 âm lịch (Hai Bà tế cờ khởi nghĩa) và ngày 24 tháng Chạp (lễ mộc dục) tại đền Hát Môn. Năm nay, huyện Phúc Thọ đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà hội quân tế cờ khởi nghĩa diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động: đón lễ của các thôn, các di tích, nhân dân, du khách thập phương; rước lễ làng và tế cáo yết, lễ trình và thực hiện quán sái tam sinh. Phần hội có các hoạt động biểu diễn văn nghệ quần chúng của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đơn vị, câu lạc bộ hát trống quân xã Hát Môn. Đặc biệt vào ngày 6.10 (mồng 4 tháng 9 âm lịch), hoạt động chính diễn ra với điểm nhấn là Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa và công bố điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn. Dịp này có nhiều hoạt động như liên hoan hát dân ca và nhạc cổ truyền; hoạt động thể thao như kéo co, đẩy gậy, biểu diễn võ thuật và các trò chơi dân gian; rước kiệu của các xã, thị trấn và của Liên hiệp các di tích cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm truyền thống, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của huyện Phúc Thọ... Ngoài việc tỏ lòng biết ơn Hai Bà Trưng, lễ kỷ niệm ngày Hai Bà hội quân tế cờ khởi nghĩa còn là dịp để huyện Phúc Thọ phát huy giá trị di sản văn hóa, quảng bá nét đẹp truyền thống, từng bước xây dựng điểm đến kết nối du lịch, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung. Thái Minh