Sinh viên Việt Nam | Báo điện tử Tiền Phong,

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình: Dấu ấn kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:05:59 07/10/2024 theo đường link https://svvn.tienphong.vn/ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh-dau-an-ky-niem-70-nam-giai-phong-thu-do-post1679587.tpo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SVVN - Chương trình ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ diễn ra vào ngày 6/10, tại hồ Hoàn Kiếm (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), là sự kiện nổi bật trong chuỗi Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 1014 năm Ngày Vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long.
Với quy mô khoảng 10.000 người tham gia, chương trình không chỉ tôn vinh lịch sử và văn hóa Thủ đô, mà còn khẳng định vai trò của Hà Nội như một "Thành phố vì hòa bình" theo công nhận của UNESCO, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chương trình ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ diễn ra vào ngày 6/10, tại hồ Hoàn Kiếm (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" do TP. Hà Nội tổ chức, là sự kiện đặc biệt trong chuỗi Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 1014 năm Ngày Vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long. Chương trình có quy mô lớn với sự tham gia của khoảng 10.000 người, bao gồm 700 đại biểu trong và ngoài nước cùng 9.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, nhân dân từ 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Các hoạt động chính diễn ra tại khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ xung quanh.
Chương trình được chia làm ba phần, tái hiện lịch sử và văn hóa Thủ đô. Phần đầu tái hiện hình tượng lịch sử với liên khúc “Truyền thuyết Hồ Gươm” và màn biểu diễn của 500 chiến sĩ tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954. Phần cuối là màn diễu hành với các chủ đề như "Hà Nội ngày về chiến thắng", "Hà Nội - dòng chảy di sản" và "Hà Nội - thành phố hòa bình".
Ngoài các hoạt động nghệ thuật, chương trình giới thiệu di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội như: Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, di sản tín ngưỡng tiêu biểu (thờ Thăng Long tứ trấn , Thánh Gióng, Chử Đồng Tử), và di sản diễn xướng dân gian (ca trù, hát xẩm). Đồng thời, làng nghề truyền thống như tranh dân gian Hàng Trống, gốm Bát Tràng và các món ẩm thực nổi tiếng như giò chả Ước Lễ, cốm làng Vòng cũng được tôn vinh.
Ngày hội khẳng định giá trị hòa bình và sự tự hào về danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" mà UNESCO trao tặng Hà Nội, thể hiện vai trò của Thủ đô trong việc thúc đẩy hòa bình và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển.
Dương Triều
Sao chép thành công