Báo Tài nguyên & Môi trường,

Nghệ An: Giải cứu cá thể sơn dương bị mắc bẫy

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:17:49 14/10/2024 theo đường link https://baotainguyenmoitruong.vn/nghe-an-giai-cuu-ca-the-son-duong-bi-mac-bay-381527.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đình Tiệp
Trong quá trình tuần tra rừng, Tổ tuần tra của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương (Nghệ An) đã phát hiện một con Sơn Dương bị mắc bẫy thợ săn. Sau đó, Tổ công tác đã tiến hành giải cứu thành công và thả cá thể Sơn Dương nói trên về lại tự nhiên an toàn.
Thông tin trên được ông Nguyễn Thành Dũng, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương xác nhận và cho biết, vào khoảng 13 giờ ngày 11/10/2024, trong quá trình tuần tra, bảo vệ rừng định kỳ, lực lượng bảo vệ rừng đã phát hiện 1 con Sơn Dương bị mắc bẫy ngay tại khu rừng thuộc Tiểu khu 697, xã Tam Hợp. Đây là khu vực rừng phòng hộ, có hệ sinh thái đa dạng, đồng thời cũng là nơi thường có nguy cơ xảy ra nạn săn, bắt trái phép.
Cá thể sơn dương bị mắc bẫy.
Sau khi nhận định về vết thương mà con Sơn Dương mắc phải, ngay lập tức, các thành viên trong đội bảo vệ đã tiến hành tháo gỡ bẫy một cách cẩn thận để tránh gây thêm tổn thương cho con Sơn Dương. Sau khi tháo bẫy, để đảm bảo con vật không bị nhiễm trùng, các thành viên trong đội đã nhanh chóng sử dụng cồn y tế để sát trùng vết thương. Sau đó, con Sơn Dương được thả trở lại môi trường tự nhiên.
Được biết, Sơn Dương là loài động vật quý hiếm, thuộc danh mục cần được bảo vệ và việc phát hiện kịp thời đã giúp con vật tránh khỏi nguy cơ bị thương nặng hoặc bị kẻ săn trộm bắt giữ.
Tổ công tác Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương giải cứu thành công và thả cá thể sơn dương về lại tự nhiên.
Việc giải cứu thành công con Sơn Dương mắc bẫy cho thấy, mặc dù đã tăng cường tuyên truyền nghiêm cấm đánh bắt và sử dụng thịt động vật hoang dã, nhưng tình trạng săn, bắt trái phép vẫn còn diễn ra. Điều này khiến lực lượng bảo vệ rừng ngoài việc phải giữ gìn và bảo vệ tài nguyên rừng, còn phải thường xuyên giải cứu các loại động vật hoang dã, góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học trên địa bàn và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Sao chép thành công