Nội dung liên quan Xã Chiêu Lưu, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Nghệ An - Hà Tĩnh: Sẵn sàng di dời người dân đến nơi an toàn
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:39:10 20/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/nghe-an-ha-tinh-san-sang-di-doi-nguoi-dan-den-noi-an-toan-380284.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đình Tiệp - Thành Vinh Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 và sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Vì thế, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đang chủ động chuẩn bị nhiều phương án ứng phó khi bão đổ bộ, trong đó sẵn sàng di dời người dân đến nơi an toàn. Sau những hậu quả nghiêm trọng từ cơn bão số 3 tại miền Bắc, trước khi bão số 4 đổ bộ, các tỉnh miền Trung nâng cấp độ cảnh báo cho những khu vực trũng. Các vùng có nguy cơ sạt lở đã được di dời. Tại những khu vực có gió mạnh, người dân đang tích cực chằng chống nhà cửa và neo giữ tàu thuyền, với phương châm an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Tại Nghệ An, từ ngày 17/9 đến sáng 19/9 mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa từ ngày 17/9 đến 7h ngày 18/9 phổ biến từ 50 mm đến 100 mm, có nơi cao hơn như TP Vinh 182mm, Cửa Hội 128 mm… Lãnh đạo huyện vùng cao Kỳ Sơn kiểm tra tình hình ứng phó mưa lũ ở xã Chiêu Lưu. Đến thời điểm hiện tại, không có tàu, thuyền nằm trong khu vực nguy hiểm. Tất cả các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nhận được thông báo về vị trí. Lực lượng chức năng chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc neo đậu tàu, thuyền, bảo đảm an toàn khi bão số 4 đổ bộ. Hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã sẵn sàng các phương án khi cần thiết. Các diện tích lúa đã đến kỳ thu hoạch đang được các địa phương tập trung thu hoạch với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã thu hoạch hơn 59.360 ha/ 76.481 ha lúa Hè Thu, gieo trồng hơn 6.500 ha cây vụ Đông. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 20.478 ha. Có 4.013 lồng, bè, dàn… UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo tuyệt đối không để người dân ở trên lồng bè khi có bão, mưa lũ. Các lực lượng chức năng huyện Kỳ Sơn giúp người dân ở bản Xiêng Thù, xã Chiêu Lưu di dời đồ đạc đến nơi an toàn. Đáng lo ngại, Nghệ An xảy ra mưa lớn cục bộ tại một số huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… nguy cơ sạt lở khi tiếp tục có mưa là rất lớn. Diễn biến thời tiết những ngày qua tại địa bàn miền núi không thuận lợi, mưa lớn gây nên tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại Trước tình hình trên, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ, đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu. Nghiêm cấm người dân đánh bắt cá, vớt củi trên sông, suối khi có mưa lũ hoặc di chuyển vào vùng ngập lũ, hạ du các hồ, đập. Có phương án đảm bảo an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại các khu vực bị ngập lụt. Đồng thời, sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng, chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp. Chặt tỉa cây cối để phòng gãy đổ. Tại tỉnh Hà Tĩnh, theo dự báo, TX Kỳ Anh là địa bàn ở tỉnh này chịu ảnh hưởng lớn nhất của cơn bão số 4, do đó, hiện chính quyền địa phương đã lên phương án di dời hơn 1.400 hộ dân ở các vùng ngập lụt, sạt lở đến nơi tránh trú an toàn. Theo lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh cho biết, đến thời điểm hiện tại, địa phương đã lên phương án sẵn sàng di dời 1.409 hộ dân với 4.080 nhân khẩu ở các vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt đến nơi an toàn. Các hộ dân ở vùng nguy hiểm sẽ được di dời lên các trường học, nhà văn hóa thôn để đảm bảo an toàn. Hiện, UBND thị xã đã yêu cầu Nhân dân chặt tỉa cây xanh, chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn. Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn thị xã cũng đã túc trực 24/24h, thường xuyên liên hệ với các địa phương để kịp thời xử lý những tình huống xảy ra. Lãnh đạo huyện Thạch Hà khảo sát địa điểm để người dân sơ tán (Ảnh: B.H.T). Còn tại huyện Thạch Hà đang triển khai các phương án, sẵn sàng di dời các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ ngập lụt cao về nơi tránh trú an toàn; đồng thời, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, trang thiết bị cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi nước lũ dâng cao do mưa lớn. Qua rà soát, trên địa bàn toàn huyện có 2.259 hộ dân, 6.389 nhân khẩu ở các xã: Nam Điền, Lưu Vĩnh Sơn, Ngọc Sơn, Tượng Sơn, Thạch Thắng, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Liên, Thạch Ngọc, Đỉnh Bàn, Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Hội… cần di dời về nơi an toàn khi mưa lớn dài ngày, nước dâng cao. Đây là những địa bàn nằm ở các vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Hà đã chỉ đạo các địa phương sẵn sàng phương tiện, nhân lực, các trang thiết bị để thực hiện ngay công tác cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp và sơ tán nhân dân vùng ngập lụt cao đến nơi tránh trú an toàn. Nghệ An - Hà Tĩnh đang chủ động để ứng phó với cơn bão số 4. Hiện, Thạch Hà đã sẵn sàng phương tiện, nhân lực với 431 tàu thuyền (ca nô, xuồng, thuyền máy) 3.491 áo phao, 1.054 phao cứu sinh tại huyện và tại các xã, thị trấn để thực hiện sơ tán người dân đến các địa điểm an toàn. Các địa phương cũng đã rà soát các địa điểm để người dân sơ tán khi nước lũ dâng cao như: trường học, trạm y tế, các nhà cao tầng liền kề, nhà văn hóa kết hợp nhà tránh lũ cộng đồng; xây dựng phương án cụ thể ở từng thôn, thành lập các tổ đội ứng cứu nắm rõ địa bàn phối hợp với các lực lượng thực hiện ứng cứu kịp thời, không để bị động, bất ngờ. Ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, sáng 19/9, đoàn công tác của huyện KỲ Sơn đã kiểm tra tại bản Xiêng Thù, xã Chiêu Lưu. Theo đó, bản này có nhiều điểm sạt lở, trong đó có 02 hộ dân trong khu vực có nguy cơ mất an toàn cao, đoàn công tác đã yêu cầu các lực lượng Công an, Quân sự.. cùng người dân hỗ trợ di dời tài sản, đồ đạc và yêu cầu các gia đình tạm đến tránh trú ở nhà người thân đề phòng bất trắc. Đồng thời, đoàn công tác yêu cầu Ban Chỉ đạo xã tiếp tục theo dõi sát tình hình thời tiết, sẵn sàng phương án 4 tại chỗ, làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân du dời ra khỏi các khu vực nguy hiểm.