Nội dung liên quan Xã Lạng Khê, Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An, Tin Trong Nước
Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,
Nghệ An: Mưa lớn gây sạt lở nghiêm trọng, nhiều hộ dân phải di dời
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:35:10 23/09/2024
theo đường link
https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-mua-lon-gay-sat-lo-nghiem-trong-nhieu-ho-dan-phai-di-doi-20424092211544936.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Anh Ngọc Do mưa lớn nên trên địa bàn tỉnh Nghệ An xuất hiện nhiều điểm sạt lở, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân. Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng. Để đảm bảo về tính mạng cho người dân, huyện tổ chức di dời, sơ tán 55 hộ, 220 khẩu trong vùng ngập lụt, nguy cơ sạt lở đất, đá đến nơi an toàn. Cụ thể, xã Bồng Khê: 3 hộ, 9 khẩu; thị trấn Con Cuông: 9 hộ, 34 khẩu; xã Cam Lâm: 6 hộ, 30 khẩu; xã Châu Khê: 19 hộ, 86 khẩu; xã Môn Sơn: 2 hộ, 10 khẩu; xã Đôn Phục: 1 hộ, 4 khẩu; xã Lục Dạ: 15 hộ, 50 khẩu. 2 khối đá lớn uy hiếp nhà dân ở huyện Con Cuông. Ảnh NDCC. Trong đó, đoạn qua khu vực dốc Chó trên tuyến Quốc lộ 7, thuộc địa phận xã Lạng Khê, Con Cuông được đánh giá là nguy hiểm nhất. Trong chiều 20/9, đã có ô tô bị chết máy khi đi qua lớp bùn lầy tại điểm này. Các vết nứt tại dốc Chó có thể thấy rõ. Nếu trời tiếp tục mưa, lớp đất đá sẽ tiếp tục đổ xuống bất cứ lúc nào. Điều đáng nói, tại khu vực này có các mạch nước ngầm chảy liên tục, khiến lớp đất càng mùn yếu. Khu vực này hiện đã được huy động máy móc để san gạt liên tục. Lực lượng chức năng huyện Con Cuông túc trực 24/24h tại dốc Chó, cảnh báo các phương tiện qua lại. Hiện nay, cơ quan chức năng đã triển khai thi công làm kè chống sạt lở tại dốc Chó, tuy nhiên do điều kiện thời tiết bất lợi cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Lực lượng chức năng huyện Con Cuông túc trực 24/24h tại dốc Chó, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông. Ảnh NDCC. Theo báo cáo của huyện Con Cuông, tính đến sáng 22/9, mưa lớn do hoàn lưu bão số 4 đã có 25 nhà ngập úng, 55 nhà nằm trong vùng sạt lở cao, 4 điểm trường bị sập bờ rào, sạt lở; hơn 275ha cây trồng bị thiệt hại (85ha lúa, 190ha mía, sắn); gần 1.300 con gia cầm, 26 con gia súc bị chết, cuốn trôi, nhiều công trình giao thông hư hỏng, xói lở… ước tính thiệt hại gần 9 tỷ đồng. Di dời khẩn cấp 2 hộ dân do sạt lở đất ở Châu Khê, huyện Con Cuông. Ảnh NDCC. Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở núi. Tính đến thời điểm hiện nay, huyện đã yêu cầu các xã phải di dời 25 hộ dân đến nơi an toàn. Ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết, mấy ngày mưa lớn vừa qua, địa bàn huyện xảy ra 5 điểm sạt lở núi, tại các xã Giai Xuân, Tân Hợp, thị trấn Tân Kỳ... Điểm sạt lở nguy hiểm tại huyện Tân Kỳ. Ảnh NDCC. Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập lụt trên diện rộng trên địa bàn, lãnh đạo huyện đã trực tiếp xuống tại các điểm xung yếu chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, triển khai các phương án với phương châm "4 tại chỗ", đồng thời hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trong đó, công an, quân đội là lực lượng nòng cốt sẵn sàng hỗ trợ cho nhân dân tối đa nhất trong ứng phó với mưa lớn, phòng chống sạt lở, chống ngập lụt, cứu hộ, cứu nạn… Cơ quan chức năng kiểm tra điểm sạt lở tại huyện Anh Sơn. Ảnh NDCC. Tại huyện Anh Sơn, theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện, mực nước lũ tại các sông, suối, tuyến đường, khu dân cư trong sáng 22/9 đã rút dần so với ngày 21/9. Một số tuyến đường người dân đã có thể qua lại. Huyện Anh Sơn là một trong những địa phương thiệt hại nặng trong đợt mưa lũ lần này. Tính đến sáng 22/9, huyện có 2 người thiệt mạng do mưa lũ, toàn huyện có 40 điểm sạt lở, hơn 100 hộ dân bị ngập nước, hư hỏng 3 cây cầu, hàng trăm héc ta cây trồng bị ngập nước, 500 con gia cầm bị cuốn trôi…