Báo Sức Khỏe & Đời Sống,

Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục mưa rất lớn trong hôm nay

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 10:52:13 23/09/2024 theo đường link https://suckhoedoisong.vn/nghe-an-va-ha-tinh-tiep-tuc-mua-rat-lon-trong-hom-nay-169240923102213187.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SKĐS - Dự báo Nghệ An và Hà Tĩnh sẽ tiếp tục duy trì mưa rất lớn trong hôm nay. Các vùng ven sông, khu vực đồi núi sẽ có nguy cơ sạt lở và trượt lở cao, lũ trên nhiều sông đạt mức báo động 2-3 gây nguy cơ ngập úng.
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ triển khai phương án ứng phó với mưa lớn, nhất là các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong đêm qua và sáng nay (23/9), ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 22/9 đến 8h ngày 23/9 có nơi trên 200mm như: TP Vinh (Nghệ An) 252.8mm, Sơn Lễ (Hà Tĩnh) 212.2mm,…
Nhiều nơi ở TP Vinh sáng nay mưa lớn, nước dâng cao.
Dự báo ngày và đêm 23/9, ở khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. Nghệ An và khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, cục bộ có nơi trên 100mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Từ ngày 24/9 mưa lớn ở khu vực Trung Bộ có xu hướng giảm dần. Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc (thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).
Cảnh báo lũ trên sông Hoàng Long, sông Mã, sông Bưởi, sông Chu, sông Cả và sông La. Hôm qua, lũ trên sông Hoàng Long (Ninh Bình) và thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) đã đạt đỉnh và đang xuống. Mực nước đỉnh lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 3,70m (4h/23/9), trên BĐ2 0,20m; trên sông Mã tại Hồi Xuân 62,81m (21h/22/9), trên BĐ2 0,81m; tại Cẩm Thủy 20,30m, trên BĐ3 0,10m. Lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh) đang lên.
Mực nước lúc 7h ngày 23/9, trên các sông như sau: Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 3,69m, trên báo động (BĐ)2 0,19m; Trên sông Bưởi tại Kim Tân 11,38m, trên BĐ2 0,38m; Trên sông Mã tại Cẩm Thủy 20,26m, trên BĐ3 0,26m; hạ lưu sông Mã tại Lý Nhân 10,74m, dưới BĐ2 0,26m; tại Giàng 5,18m, trên BĐ1 0,18m. Trên sông Chu tại Bái Thượng 18,45m, trên BĐ3 0,45m; hạ lưu sông Chu tại Xuân Khánh 8,94m, xấp xỉ mức BĐ1.
Dự báo, trong 6-12 giờ tới, lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông La tiếp tục lên, sông Hoàng Long tiếp tục xuống chậm. Đến tối nay, mực nước sông Bưởi tại Kim Tân lên mức 12,0m (BĐ3); sông Mã tại Lý Nhân lên mức 11,0m (BĐ2), tại Giàng lên mức 6,0m, trên BĐ2 0,5m. Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên các sông giảm dần.
Cảnh báo lũ sông Chu, sông Cả, sông La tiếp tục lên. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Chu ở trên mức BĐ1, hạ lưu sông Cả dao động ở mức BĐ1, hạ lưu sông La ở dưới mức BĐ1. Ngập lụt tiếp tục diễn ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; ngập lụt tại tỉnh Ninh Bình giảm dần. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi tại các tỉnhThanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 2.
Ninh Bình: Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn.
Thanh Hóa: Lang Chánh, Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Hà Trung
Nghệ An: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Yên Thành, Nam Đàn, Đô Lương, TP Vinh
Hà Tĩnh: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ
Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội.
Sao chép thành công