Nội dung liên quan Xã Vân Canh, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo điện tử Tổ Quốc,
Nghệ nhân "miệt mài" giữ nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống ở làng Hậu Ái
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
13:01:36 16/09/2024
theo đường link
https://toquoc.vn/nghe-nhan-miet-mai-giu-nghe-lam-do-choi-trung-thu-truyen-thong-o-lang-hau-ai-20240910165111248.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Tổ Quốc) - Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng sự sáng tạo, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã biến những cây nứa, tờ giấy màu thành những món đồ chơi Trung thu truyền thống được trẻ em yêu thích. Hơn 50 năm làm đồ chơi Trung thu truyền thống Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, đến làng Hậu Ái (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) vào mỗi dịp tết Trung thu, nhắc đến nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến làm đồ chơi Trung thu truyền thống ai cũng biết. Trải qua bao thăng trầm, bà là người duy nhất còn gìn giữ nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống ở làng. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ: "Gia đình tôi 3 đời làm đồ chơi Trung thu, từ đời các cụ ngày xưa, đến ông bà thân sinh, rồi đến tôi là đời thứ 3. Tính đến nay, tôi đã gắn bó với nghề được hơn 50 năm, ngay từ khi lên 8 tuổi, tôi đã được ông bà, bố mẹ giao việc phụ giúp làm đồ chơi, lúc nhỏ thì làm việc nhỏ như: xếp giấy, dán giấy màu cho đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy… Sau này, lớn lên cứng tay hơn, tôi bắt đầu tự chẻ nan để đan thành khung và cắt giấy trang trí tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Từ đó đến nay, chưa năm nào tôi bỏ làm đồ chơi Trung thu". Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến - làm đồ chơi Trung thu truyền thống ở làng Hậu Ái Là những món đồ chơi được làm hoàn toàn bằng tay của những thợ nghề mà không hề có sự can thiệp của máy móc hay công nghệ nên từng công đoạn đòi hỏi người thợ cần phải thật sự tỉ mỉ, khéo léo, kiên nhẫn và đặt cái tâm của mình vào từng sản phẩm. Đặc biệt, việc chọn các nguyên liệu để làm đồ chơi Trung thu truyền thống cũng phải được chọn lựa kỹ càng. Bởi, những món đồ chơi này chủ yếu phục vụ các em nhỏ nên các nguyên liệu phải rất thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. "Nguyên liệu chính để tạo ra món đồ chơi Trung thu truyền thống chủ yếu từ nứa và giấy màu. Ngay từ bước đầu chọn nguyên liệu làm khung cho sản phẩm, tôi cũng phải thật cẩn trọng, nan tre phải được chẻ từ loại nứa bánh tẻ, đốt dài có đủ độ dẻo mới uốn cong thành hình. Khi chọn được xong, phải chặt thành nhiều đoạn và ngâm với nước vôi để chống mối mọt. Đến khi nứa khô mới chẻ ra làm khung. Sau đó, những thanh nan dẻo dai sẽ được dàn xếp khéo léo với nhau tạo thành bộ khung chắc chắn mà không cần đinh ghim hay móc nối. Cuối cùng là đến công đoạn cắt giấy, dán trang trí cho từng sản phẩm. Công đoạn này đòi hỏi người làm phải hiểu được câu chuyện, ý nghĩa của từng loại đồ chơi thì mới tạo ra được sản phẩm thật sự đẹp và có hồn" – nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến cho biết thêm. Những món đồ chơi được làm hoàn toàn bằng tay của những thợ nghề mà không hề có sự can thiệp của máy móc hay công nghệ Qua đó, với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng sự sáng tạo, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã biến những cây nứa, tờ giấy màu thành những món đồ chơi Trung thu truyền thống được trẻ em yêu thích. Và mỗi loại đồ chơi đều gắn với những câu chuyện dân gian, gắn với sự giáo dục truyền thống của cha ông ta để lại. Ví dụ như, đèn ông sao vừa là biểu tượng cho ngôi sao năm cánh trên quốc kỳ, vừa thể hiện cho ước muốn hòa bình của người Việt Nam. Đèn con thỏ là dựa vào truyện Thỏ Ngọc cứu bạn trong đêm rằm tháng 8... Còn ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ Trung thu là biểu tượng cho những người học hành giỏi giang, đỗ đạt được làm quan trong triều. Các gia đình thường bày ông tiến sĩ giấy trong Tết Trung thu thể hiện mong muốn cho con em mình ngoan ngoãn, học hành giỏi giang và đỗ đạt thành người tài. Miệt mài giữ nghề vì tuổi thơ của trẻ nhỏ Tuy nhiên, ngày nay, cũng giống như các món đồ chơi truyền thống khác, sự xuất hiện của những món đồ chơi ngoại nhập với nhiều với mẫu mã đa dạng khiến cho những món đồ chơi Trung thu truyền thống dần mất chỗ đứng trên thị trường. Hiện chỉ còn số ít khách hàng vẫn thích thú và duy trì thói quen chọn những món đồ chơi Trung thu do những nghệ nhân làm ra. Chính vì thế, làng Hậu Ái từng là nơi nổi tiếng với việc sản xuất và cung cấp đồ chơi Trung thu cho khắp các tỉnh thành thì giờ đây làng nghề này cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Đèn ông sao vừa là biểu tượng cho ngôi sao năm cánh trên quốc kỳ, vừa thể hiện cho ước muốn hòa bình của người Việt Nam Nhớ về thời hoàng kim, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ: "Ngày xưa, trong làng Hậu Ái phải có hơn 20 hộ gia đình làm làm đồ chơi trung thu, đến tháng 8 âm lịch, là cả làng rộn ràng, tất bật, làm đến đâu hết đến đó, có khi không kịp để cung cấp cho các nơi đặt hàng. Nhưng dần dần, xã hội phát triển, nhiều đồ chơi Trung Quốc xuất hiện đã đẩy đồ chơi dân gian mỗi dịp Trung thu vào thế "khó", khiến người dân làm ra sản phẩm nhưng không có thị trường tiêu thụ. Chưa kể, nghề làm đồ chơi Trung thu một năm chỉ trong 2 tháng có công việc nên thu nhập không ổn định, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống mà lại còn rất vất vả. Chính vì thế, mấy chục năm nay, ở làng Hậu Ái, người dân đều không còn mặn mà với nghề, dần dần họ chuyển sang làm những công việc khác, ổn định hơn, đảm bảo kinh tế hơn nên đã khiến cho nghề của làng dần mai một". Ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ Trung thu là biểu tượng cho những người học hành giỏi giang Cũng theo nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, vào thời điểm đó, nhiều gia đình trong họ hàng, các con của bà cũng đã thuyết phục bà đổi nghề, nhưng vì tình yêu với trẻ con và niềm đam mê với nghề, bà vẫn lựa chọn gắn bó với công việc này. Bởi có lẽ, với bà công việc làm đồ chơi Trung thu truyền thống đã trở thành niềm vui của bà mỗi dịp rằm tháng 8 đến. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến bày tỏ: "Có thể những đồ chơi Trung thu truyền thống không còn sức hút như xưa nhưng nó vẫn có sức hấp dẫn riêng mà các loại đồ chơi khác không bao giờ có được. Hơn nữa, nếu ai cũng bỏ nghề, trẻ nhỏ lớn lên sẽ chỉ biết những món đồ chơi điện tử, hiện đại mà không biết đến ý nghĩa của những món đồ chơi dân gian đèn ông sao 5 cánh, rồi ý nghĩa của việc bày ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ Trung thu là như thế nào… Vì vậy, tôi nghĩ rằng, mình cần có trách nhiệm giữ lại những nét đẹp dân gian đó cho các cháu thế hệ sau". Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến hướng dẫn làm đồ chơi Trung thu truyền thống cho các em nhỏ Những năm gần đây, bên cạnh việc làm đồ chơi Trung thu truyền thống tại nhà, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến còn dành thời gian đến Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội, Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Ban quản lý phố cổ Hà Nội... để tham dự lễ hội Trung thu, hướng dẫn cho các em nhỏ làm đèn ông sao. "Khi thấy các cháu nhỏ thích thú, hào hứng tự tay làm ra những món đồ chơi Trung thu khiến tôi vô cùng vui mừng và có nhiều động lực hơn để tiếp tục làm nghề. Tôi thật sự mong muốn những món đồ chơi Trung thu truyền thống luôn tồn tại trong trí nhớ của trẻ thơ. Và các em cũng chính là những người gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian này cho thế hệ mai sau" - Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến nói./.