Nội dung liên quan Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Nghiêm cấm lợi dụng thiên tai để tăng giá bán hàng hóa
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
18:20:02 15/09/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/nghiem-cam-loi-dung-thien-tai-de-tang-gia-ban-hang-hoa-394760.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Sau bão, khảo sát tại các chợ dân sinh của Hà Nội cho thấy, giá các mặt hàng rau xanh tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Ảnh minh họa tại một siêu thị khu vực Ba Đình, Hà Nội Ảnh: Khánh Huy Rau xanh tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường Tại chợ dân sinh khu Tân Khai, Nguyễn Công Trứ, Thành Công, Gia Thụy, Nguyễn Thị Thập..., rau muống, rau ngót, rau mồng tơi tăng lên 30.000 đồng/bó; rau cải từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg; rau mùi tăng từ 4.000 lên 8.000 đồng/bó nhỏ; xà lách có giá từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg, bí xanh 45.000 đồng/kg, hành lá 80.000 đồng/kg, cà chua 50.000 đồng/kg. Một số sản phẩm củ, quả như cà rốt giá 25.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 đồng/kg; khoai lang dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg; bầu 25.000 đồng/kg… Thậm chí giá nhiều loại rau củ theo giờ, bí xanh, mướp hương giá buổi sáng là 30.000-35.000 một kg, cuối giờ chiều đã lên 45.000 đồng một kg. Tương tự, cà chua sáng được bán giá 75.000 đồng một combo 2 kg, cuối giờ chiều 50.000 đồng chỉ mua được một kg. Hành lá 50.000 đồng một kg buổi sáng, sang cuối giờ chiều lên 75.000-80.000 đồng. Khi được hỏi về việc tăng giá chóng mặt, người bán phân trần nguyên nhân do phía đầu mối tăng giá, chứ họ không cố lấy thêm lãi. Mưa lũ khiến vận chuyển khó hơn, nguồn hàng hạn chế, sáng sớm, cửa hàng bán lẻ tranh nhau nhưng vẫn không nhập đủ số lượng dự kiến. Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, qua nắm bắt sơ bộ tình hình tại một số địa bàn các tỉnh một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn. Qua khảo sát của các cán bộ thị trường Cục Quản lý giá trong ngày 12/9 tại địa bàn Hà Nội giá các mặt hàng gạo và thịt tương đối ổn định so với thời điểm trước bão (gạo tám thơm khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, thịt lợn nạc thăn từ 147.000 - 160.000 đồng/kg, thịt bò thăn từ 280.000 - 300.000 đồng/kg, gà ta 190.000 - 200.000 đồng/kg). Riêng giá các mặt hàng rau củ quả biến động tùy theo địa bàn, có địa bàn tăng cục bộ do ảnh hưởng của nguồn cung, song cũng có nhiều nơi mức giá đã dần trở lại bình thường. Cụ thể, mức giá trong ngày 12/9, tại chợ khu đô thị Times City, bắp cải trắng 47.000 đồng/kg, cải xanh 15.000 đồng/mớ, bí xanh 37.000 đồng/kg, cà chua 55.000 đồng/kg. Tại chợ Thành Công, bắp cải trắng 30.000 đồng/kg, rau muống 20.000 đồng/kg, bí xanh 40.000 đồng/kg, cà chua 40.000 đồng/kg, khoai tây 30.000 đồng/kg. Khu vực chợ Thổ Quan, cà chua 40.000 đồng/kg, rau muống tùy bó to,nhỏ, dao động 30.000-40.000 đồng/mớ, bắp cải trắng 28.000 đồng/kg, bí xanh 50.000 đồng/kg, bí đỏ 25.000 đồng/kg, cà rốt 20.000 đồng/kg, khoai tây 25.000 đồng/kg. Tại các siêu thị trên địa bàn thành phố, mức giá cơ bản ổn định, tại hệ thống thực phẩm sạch SB, giá bắp cải xanh 29.000 đồng/kg, cải xanh 22.000 đồng/kg, cà chua 49.000 đồng/kg; tại siêu thị Winmart, các mặt hàng rau xanh đã dần được cung ứng đầy đủ trở lại, giá bí xanh giá 34.000 đồng/kg, cà chua giá 23.920 đồng/kg. Theo Cục Quản lý giá, nguồn cung lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do bão lụt tại miền Bắc đang được các doanh nghiệp tăng cường điều chuyển nhập hàng từ miền Nam, nhiều siêu thị vẫn đang giữ giá ổn định các mặt hàng thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau củ), các sản phẩm thiết yếu như gạo, mỳ tôm. Đẩy giá là vi phạm pháp luật nghiêm trọng Ảnh minh họa tại chợ Đại Thanh - CT10A Chung cư Đại Thanh, Hà Nội Ảnh: Khánh Huy Lãnh đạo Cục Quản lý giá nhấn mạnh, trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, việc đầu cơ, tích trữ hàng hóa để tạo khan hiếm giả tạo nhằm đẩy giá lên cao là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi. Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá các biện pháp điều hành phù hợp với thực tế tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá. Các bộ, ngành theo phạm vi, lĩnh vực ngành hàng quản lý, UBND các địa phương cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Để đảm bảo điều hành, quản lý giá trong thời gian khắc phục hậu quả của bão Yagi, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, TP tập trung chỉ đạo các sở, ban ngành tiếp tục dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của người dân, giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, đề xuất các biện pháp nhằm bình ổn thị trường khi có biến động bất thường xảy ra, kịp thời xử lý theo thẩm quyền các hành vi gây bất ổn thị trường. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thị trường chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng dân dụng, sửa chữa điện, điện tử, thiết bị và đồ gia dụng... do hậu quả của bão số 3; kịp thời xử lý theo thẩm quyền các hành vi tạo khan hiếm để đầu cơ nâng giá hàng hóa, gây bất ổn thị trường, đặc biệt trong dịp khắc phục hậu quả bảo số 3. Ngoài ra, tăng cường tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, chịu thiệt hại của bão lũ. Triển khai các hoạt động sản xuất tạo nguồn sản phẩm cung ứng góp phần ổn định thị trường, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu. Nghị định 87/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2024 quy định, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá đã quy định các mức phạt tiền từ 50 - 80 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi. Ngô Sơn