Nội dung liên quan Mỹ, Tin Quốc Tế
Báo Vnexpress,
Nghiên cứu về microRNA đoạt giải Nobel Y Sinh 2024
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:31:18 08/10/2024
theo đường link
https://vnexpress.net/nghien-cuu-ve-microrna-doat-giai-nobel-y-sinh-2024-4801163.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thụy Điển Nghiên cứu về microRNA và vai trò của nó trong điều hòa gene của hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun đoạt giải Nobel Y Sinh 2024. Tại buổi lễ diễn ra lúc 12h ngày 7/10 (giờ Stockholm, tức 16h45 - giờ Hà Nội), đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển xướng tên nghiên cứu trên. Vào đầu thập niên 1990, hai nhà khoa học đã nghiên cứu cấu tạo di truyền của một loài giun tròn C. elegans dài 1 mm. Mặc dù kích thước nhỏ, loài giun này sở hữu nhiều loại tế bào chuyên biệt, chẳng hạn tế bào thần kinh và cơ. Các tế bào đó cũng được tìm thấy ở loài động vật lớn hơn, phức tạp hơn như con người, khiến nó trở thành mô hình hữu ích để nghiên cứu cách mô phát triển và trưởng thành trong sinh vật đa bào. Nó liên quan mật thiết đến cách các sinh vật trên thế giới vận động và phát triển. Ủy ban Nobel giải thích về công trình của hai nhà khoa học: "Thông tin lưu trữ trong nhiễm sắc thể của chúng ta có thể ví như một cuốn sách hướng dẫn cho tất cả tế bào trong cơ thể. Mỗi tế bào chứa cùng một nhiễm sắc thể, chứa chính xác cùng một bộ gene và cùng một bộ hướng dẫn". Tuy nhiên, các loại tế bào khác nhau, chẳng hạn tế bào cơ và tế bào thần kinh, có những đặc điểm khác nhau. Hai nhà sinh vật học đã dành sự nghiệp của mình để nghiên cứu cơ chế nảy sinh những khác biệt này. "Câu trả lời nằm ở sự điều hòa gene, cho phép mỗi tế bào chỉ chọn các 'sách hướng dẫn' liên quan. Điều này đảm bảo rằng chỉ có tập hợp gene chính xác hoạt động trong mỗi loại tế bào", Ủy ban nêu rõ. Trong quá trình nghiên cứu, Victor Ambros và Gary Ruvkun tiếp tục phát hiện microRNA, một loại phân tử RNA (axit nucleic thiết yếu cho hầu hết các chức năng sinh học) nhỏ mới, cần thiết cho việc điều hòa gene. Khám phá này đã giúp tiết lộ rằng bộ gene người mã hóa cho hơn 1.000 microRNA. Các nghiên cứu di truyền cho thấy rằng tế bào và mô sẽ không phát triển bình thường nếu thiếu microRNA. Việc điều hòa bất thường microRNA - có khả năng góp phần vào sự phát triển ung thư và các đột biến ở gene mã hóa RNA siêu nhỏ - đã được phát hiện ở người, dẫn đến các vấn đề như mất thính lực bẩm sinh, rối loạn mắt và xương. Thomas Perlmann, Thư ký Ủy ban Nobel Y sinh, nói thêm: "Tôi chưa thể liên lạc được với Victor Ambros, song đã để lại tin nhắn trên điện thoại di động của ông ấy và hy vọng ông sẽ sớm gọi lại". Trong khi cuộc gọi đến Gary Ruvkun đã thành công. Ông Perlmann cho biết nhà khoa học "có vẻ mệt mỏi khi mới bắt máy, nhưng nhanh chóng hào hứng và vui mừng" khi biết bản thân đã đoạt giải thưởng danh giá. "Ông ấy và vợ đều mừng rỡ. Họ rất vui vì sẽ được đến Stockholm vào tháng 12 tới", Perlmann kể lại. Hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun. Ảnh: Hội đồng Nobel Victor Ambros sinh năm 1953 tại Hanover, New Hampshire, Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1979. Đây cũng là nơi ông thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ từ năm 1979 đến năm 1985. Hiện ông là giáo sư tại Trường Y Đại học Massachusetts. Còn Gary Ruvkun sinh năm 1952 tại Berkeley, California, Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard năm 1982. Hiện ông là giáo sư Trường Y Harvard. Người đoạt giải sẽ được trao chứng nhận Nobel, huân chương Nobel và tiền thưởng trị giá 11 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 989.000 USD), vào ngày 10/12. Các nhà khoa học thường phải đợi nhiều thập kỷ để công trình của họ được Hội đồng Giám khảo Nobel công nhận. Năm 2023, Ủy ban Nobel xướng tên hai nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman cho công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa Covid-19. Được công bố năm 2005, khám phá của họ mở đường cho sự ra đời của vaccine Pfizer và Moderna ngừa Covid-19. Nghiên cứu này cũng cho thấy tiềm năng chống lại các loại bệnh khác như HIV, ung thư, tự miễn và bệnh di truyền. Huy chương được trao cho Người đoạt giải Nobel Y sinh tại New York, Mỹ, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters Từ năm 1901 đến nay, Ủy ban đã trao giải Nobel Y Sinh cho tổng cộng 227 cá nhân có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực. Người trẻ nhất từng đoạt giải là nhà khoa học Frederick G. Banting, được vinh danh khi mới 32 tuổi, vì đã khám phá ra insulin. Người cao tuổi nhất là Peyton Rous cho công trình phát hiện virus gây khối u. Ông được xướng tên năm 1966, ở tuổi 87. Thục Linh ( Theo Hội đồng Nobel