Nội dung liên quan Australia, Tin Quốc Tế
Báo Vnexpress,
Ngộ nhận 'Tây là tốt'
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:19:08 18/09/2024
theo đường link
https://vnexpress.net/ngo-nhan-tay-la-tot-4793739.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tuy nhiên, khi di cư tới một nước phương Tây, chị lại cho rằng giáo dục phương Tây rất kém. Học sinh không biết làm toán, không thể đọc hiểu... Vì vậy, phương Tây đang phải thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển như Việt Nam để lấp chỗ trống này. Thực tế, đây cũng là những luồng ý kiến thường được bàn luận khi nói về giáo dục. Theo tôi cả hai trường phái đều là cực đoan và ngộ nhận. Những nền giáo dục tiên tiến của phương Tây không hoàn hảo, nhưng cũng không hề kém. Bắt đầu từ năm 2000, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) thực hiện Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) để đo lường khả năng của học sinh 15 tuổi ở các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Kết quả PISA 2022 cho thấy những nước bị xem là lười học toán như Australia (487 điểm), Canada (497) có khoảng cách nhất định với Trung Quốc (552), Nhật Bản (536) nhưng lại tốt hơn nước chăm học toán là Việt Nam (469). Kết quả đọc hiểu cũng tương tự. Việc bạn tôi cảm thấy Tây dốt toán là do hai hiệu ứng. Thứ nhất, chị đang lấy bản thân (là học sinh ưu tú của Việt Nam) để so sánh với môi trường xung quanh (có thể không phải môi trường ưu tú của nước bạn). Thứ hai là con người thường có xu hướng quy chụp suy rộng. Giống như việc tôi từng gặp một số người Australia cho rằng không nói được tiếng Anh thành thạo là có học thức thấp. Còn chuyện các nước thu hút nhân tài là một chính sách khôn ngoan, không có nghĩa nền giáo dục của họ không có khả năng đào tạo nhân tài. Nếu nhìn vào danh sách người đoạt các giải thưởng danh giá như Nobel, Fields... chúng ta có thể bắt gặp một số người gốc Á, và nhiều người trong số này cũng được đào tạo từ nhỏ ở phương Tây. Nói như vậy, nhưng giáo dục phương Tây cũng có ưu khuyết riêng. Nhìn về tổng thể, các nền giáo dục này chưa chắc đã hiệu quả hơn Việt Nam, nếu tính tới nguồn lực khổng lồ mà các nước tiên tiến đầu tư vào. Năm 2022, Australia chi 88,4 tỷ USD cho bốn triệu học sinh, trong khi Việt Nam chỉ đầu tư 12 tỷ USD cho 18 triệu học sinh. Tất nhiên, mọi so sánh đều là khập khiễng. Tuy nhiên, người làm giáo dục ở các nước tiên tiến vẫn hiểu rằng họ còn ở rất xa mức hoàn thiện và có những vấn đề cần đối mặt. Ví dụ, kết quả PISA của Australia trong hơn 20 năm qua thực tế là đi xuống đáng kể, chứ không đi lên. Giáo dục các nước phương Tây thậm chí cũng phải đối mặt với những vấn đề mà giáo dục Việt Nam gặp phải. Ví dụ, Australia cũng có tình trạng thiếu giáo viên, và đầu vào ngành sư phạm quá thấp. Các nhà giáo từng cảnh báo việc này sẽ kéo chất lượng giảng dạy đi xuống, vì giáo viên ngoài truyền đạt kiến thức, còn cần truyền đạt niềm đam mê với kiến thức cho các em. Năm 2019, trong chiến dịch tranh cử thủ tướng Australia, ứng viên lưỡng đảng đều khẳng định giáo dục Australia có sự thiếu công bằng và còn xa mới đạt tới nền giáo dục tốt nhất thế giới. Thế nhưng nền giáo dục tốt nhất thế giới được nhiều học giả tán dương và diễn đàn kinh tế công nhận vào năm 2018 là Phần Lan cũng không công bằng. Dựa trên kết quả tốt nghiệp trung học của hơn 400 trường trung học, tôi thấy phổ điểm của Phần Lan bình thường như bao nước khác, kể cả Việt Nam. Trường tốt nhất có điểm trung bình tốt nghiệp gần gấp đôi trường kém nhất (5,98/7 so với 3,13/7). Nếu ở Việt Nam có phụ huynh đạp hàng rào cổng trường để cho con học trường điểm, thì ở Phần Lan cũng có một số phụ huynh chuyển hoặc thuê nhà để con được vào học trường tốt; mặc kệ chính phủ và nhiều nhà quản lý giáo dục đều cố gắng thuyết phục mọi người rằng không có sự khác biệt nào giữa các trường, trường tốt nhất là trường gần nhà nhất... Vậy nên, khi học hỏi nền giáo dục tiên tiến, cần một sự tỉnh táo nhất định. Nếu không học hỏi thì không tiến bộ. Mà nếu học, thì cần biết cách chọn lọc phù hợp, hơn là kêu gọi sao chép mù quáng chỉ vì điều đó có ở phương Tây. Tôi cho rằng cả hai ngộ nhận trên đều nên được loại bỏ khỏi tâm thế khi chúng ta cắp sách đi học những nền giáo dục tiên tiến. Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam là hiếu học. Từ ngàn đời nay, người Việt Nam thức khuya dậy sớm học tập để có tri thức, có sức mạnh, có khả năng làm chủ cuộc sống của mình. Điều chúng ta còn chưa có đầy đủ là một nền giáo dục thực dụng hiệu quả cao, giúp người học tiết kiệm thời gian và có năng lực tốt. Tô Thức