Nội dung liên quan Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh, Tin Trong Nước, Phường Tuần Châu
Báo Tuổi Trẻ Online,
Nguy cơ ô nhiễm do lồng bè trôi dạt, tàu thuyền đắm sau bão số 3
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:35:12 07/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/nguy-co-o-nhiem-do-long-be-troi-dat-tau-thuyen-dam-sau-bao-so-3-20241006171102815.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Gần một tháng sau khi bão số 3 đổ bộ, nhiều khu vực biển ở Quảng Ninh vẫn còn nhiều rác thải từ lồng bè nuôi trồng thủy sản trôi dạt chưa được thu dọn triệt để. Lồng bè nuôi trồng thủy sản trôi dạt trên biển ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) - Ảnh: DANH KHANG Khó thu gom rác từ lồng bè do phải phụ thuộc vào con nước Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh cho biết trước tình trạng lồng bè nuôi trồng thủy sản trôi dạt trên biển, tỉnh Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục chỉ đạo thu dọn, triển khai công tác vệ sinh trên bờ cũng như dưới biển. Thông tin về khu vực biển thị xã Quảng Yên còn nhiều lồng bè trôi dạt chưa được thu dọn, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết do địa hình đặc thù, thị xã Quảng Yên vừa có biển và cửa sông nên việc thu gom phụ thuộc vào con nước. "Rác thải cồng kềnh, còn phải phụ thuộc con nước nên thuyền không thể vào thu gom số lượng lớn mà phải làm thủ công. Thu gom rác thải ở khu vực thị xã Quảng Yên khó hơn nhiều so với trên vịnh Hạ Long và nhiều khu vực khác", vị này cho biết. Thuyền cá neo đậu cạnh khu vực rác trôi dạt trên biển - Ảnh: D.KHANG PGS.TS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII, viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường và Phát triển cộng đồng, cho hay Chính phủ đang chỉ đạo rất quyết liệt để khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa lũ xảy ra gần một tháng vừa qua, trong đó có xử lý ô nhiễm môi trường. Xử lý ô nhiễm môi trường trên biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng cần phải tập trung lực lượng, coi như nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó công tác thu gom, xử lý, tái chế rác cần có kế hoạch, phương án cụ thể. Theo bà An, để xử lý ô nhiễm phải có các giải pháp khác nhau vì có nơi ô nhiễm bùn, đất nhưng những địa phương ven biển lại là rác từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. "Để cuộc sống của người dân, kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định trở lại thì việc đầu tiên phải xử lý ô nhiễm môi trường. Nếu không làm triệt để thì sẽ ảnh hưởng tiếp diễn như ô nhiễm nguồn nước, nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch…", bà An nói. Khu vực cảng Bến Giang (thị xã Quảng Yên) rác từ lồng bè vẫn chưa được thu dọn triệt để - Ảnh: D.KHANG Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do tàu thuyền chìm Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Phạm Văn Sơn, giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS), cho biết sau những trận bão lũ là cơ hội phát tán nhiều chất độc hại, do quá trình kiểm soát trước đó chưa được đảm bảo. Ở trên bờ, những nơi lưu chứa rác thải, rác thải nguy hại khi bị mưa lớn, nước ngập, gió bão cuốn trôi… sẽ thoát ra môi trường một phần đáng kể. Những chất thải này sẽ "âm thầm" gây nguy hại cho sức khỏe con người. Tàu thuyền đắm ở đảo Tuần Châu, TP Hạ Long, Quảng Ninh (ảnh chụp đầu tháng 10-2024) - Ảnh: D.KHANG Ngoài ra, theo ông Sơn, nguồn thải từ nhiên liệu của nhiều tàu thuyền bị đắm cũng tiềm ẩn ảnh hưởng môi trường, vậy nên các địa phương phải nhanh chóng trục vớt. Đảm bảo công tác phòng ngừa, an toàn như hút hết nhiên liệu trước khi trục vớt. Về lâu dài, ông Sơn cho rằng trước những trận bão cần neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn. Bên cạnh đó, tất cả các nguồn thải cần phải có sự rà soát. Tránh xây dựng nơi chứa rác, rác thải nguy hại ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, nước tràn… bởi khi chất thải đã hòa vào môi trường thì rất khó khắc phục. Ông Nguyễn Văn Vẻ, phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, cho rằng xử lý môi trường cần phải tập trung, khẩn trương. Để việc trục vớt tàu thuyền bị đắm diễn ra nhanh chóng thì cần sự chung tay của cả cộng đồng vì rất tốn kém chi phí Người dân mưu sinh trên bãi biển Tuần Châu sau gần 1 tháng bão số 3 đổ bộ - Ảnh: D.KHANG Theo ông Vẻ, không chỉ rác thải trên biển mà nhiều nơi khi lũ tràn về có thể đã phát tán các nguồn gây ô nhiễm như khu vực chứa rác thải, nhà kho hóa chất… "Kinh nghiệm là sau khi bão tan, nước lũ rút đến đâu phải làm vệ sinh môi trường đến đó. Nếu phát hiện nguồn ô nhiễm thì phải có hướng xử lý ngay bằng các giải pháp để bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt . Tinh thần phục hồi môi trường phải làm càng sớm càng tốt để giải quyết những vấn đề cấp bách, lâu dài", ông Vẻ nói. Quảng Ninh có 269 tàu thuyền bị đắm sau bão số 3 Theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ , đến ngày 1-10, 111 trong tổng số 269 tàu thuyền bị đắm đã được trục vớt. Tuy nhiên việc trục vớt, hỗ trợ tàu thuyền du lịch bị đắm gặp nhiều khó khăn bởi theo khoản 1, điều 5, nghị định 05/2017 của Chính phủ quy định kinh phí do chủ tàu đảm nhiệm.