Nội dung liên quan Xã Quảng Châu, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Nguy kịch vì uốn ván sau khi bị gạch rơi vào chân
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
09:02:39 26/09/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/nguy-kich-vi-uon-van-sau-khi-bi-gach-roi-vao-chan-395874.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.V.K, 52 tuổi, trú tại xã Quảng Châu, Hưng Yên, được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên với chẩn đoán mắc uốn ván. Vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân đã khiến bệnh nhân mắc uốn ván. Ảnh: BVCC Đầu tháng 9/2024, khi cơn bão Yagi gây ngập lụt tại địa phương. Trong quá trình tham gia xây đắp tường phòng lũ, ông K không may bị viên gạch rơi vào mu bàn chân phải, gây ra một vết thương nhỏ. Tuy nhiên, ông đã tự xử lý vết thương mà không tiêm phòng uốn ván. Khoảng 6 ngày sau, ông K bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như khó há miệng, khó nuốt và bụng cứng. Đến ngày 16/9/2024, ông nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên và được chẩn đoán mắc uốn ván. Tuy nhiên, do tình trạng không thuyên giảm, ông được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 23/9/2024. Tại thời điểm nhập viện, ông K gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ bắp, miệng cứng và chỉ có thể há được 1,5cm. Vết thương trên mu bàn chân phải của ông, mặc dù chỉ có kích thước 0,5cm và đã khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ. Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giải thích: uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, gây ra bởi ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván. Nguyên nhân thường gặp là do vết thương tiếp xúc với trực khuẩn Clostridium tetani có trong đất, bụi, phân động vật, hoặc dụng cụ y tế không được tiệt trùng kỹ. Thời gian ủ bệnh của uốn ván thường từ 3 đến 21 ngày, nhưng có thể kéo dài từ 1 ngày đến vài tháng, tùy thuộc vào đặc điểm của vết thương. Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo nhấn mạnh rằng vết thương càng nhiễm bẩn nặng, thời gian ủ bệnh càng ngắn và bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Việc điều trị uốn ván đòi hỏi ít nhất vài tuần, bao gồm việc tiêm huyết thanh để xử lý độc tố trong máu. Tuy nhiên, những độc tố đã gắn vào tế bào thần kinh cần thời gian để cơ thể tự đào thải. Từ trường hợp này, bác sĩ Trương Tư Thế Bảo khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bẩn như bùn đất, nước bẩn, hoặc môi trường chăn nuôi, nên tiêm phòng uốn ván định kỳ 5 năm một lần. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn uốn ván ủ bệnh trong các vết thương và phát triển thành bệnh nguy hiểm. Bảo Long