Báo SGGP Online,

Nhà văn Tống Phước Bảo đoạt giải nhất cuộc thi "Chuyện của những dòng sông"

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 07:00:59 26/09/2024 theo đường link https://www.sggp.org.vn/nha-van-tong-phuoc-bao-doat-giai-nhat-cuoc-thi-chuyen-cua-nhung-dong-song-post760681.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Sau 4 tháng phát động, cuộc thi viết “Chuyện của những dòng sông” do Báo VietNamNet tổ chức đã kết thúc bằng lễ trao giải vào chiều 25-9 tại TPHCM. Mỗi bài viết gửi về dự thi là một lời thì thầm, lời tâm tình về dòng sông gắn liền với cuộc đời của tác giả.
Được phát động từ ngày 5-3 đến ngày 30-6, cuộc thi “Chuyện của những dòng sông” không chỉ là nơi chia sẻ những ký ức đẹp về các dòng sông mà còn là cơ hội để phản ánh các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là dịp để bày tỏ mong muốn và đề xuất các ý tưởng, sáng kiến nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của những dòng sông và cộng đồng lân cận.
PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương dự lễ trao giải
Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những tác phẩm văn học chất lượng, cuộc thi còn tổ chức nhiều hoạt động đồng hành đầy ý nghĩa thông qua các chuyến khảo sát và khám phá tiềm năng sông nước như: chuyến đi về ấp đảo Thiềng Liềng (Cần Giờ) vào ngày 25 và 26-3, chuyến khảo sát trên sông Mekong từ ngày 19 đến 21-4.
Nhà báo Trần Trọng Dũng, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi, phát biểu tại lễ trao giải
Sau gần 4 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 500 bài dự thi. Hội đồng Giám khảo cuộc thi là những chuyên gia, nhà báo và nhà văn uy tín, gồm: ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Trưởng ban Giám khảo; ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; bà Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM; TS Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TPHCM; đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Nhà báo nhà văn Trần Gia Bảo (thứ 2 từ phải qua) và nhà văn Nguyễn Hồng Lam (thứ 3 từ phải qua) giao lưu tại chương trình
Từ gần 100 bài được chọn vào sơ khảo, Ban tổ chức đã chọn 20 bài vào chung khảo xếp giải. Kết quả: giải nhất (trị giá 50 triệu đồng) được trao cho tác phẩm Lòng Tàu: Nơi con sông ở lại của Tống Phước Bảo cùng 2 giải nhì (trị giá 30 triệu đồng/giải) cho 2 tác phẩm: Sông Sài Gòn, sâu dòng lịch sử rộng lòng nghĩa nhân của Ngô Tú Ngân và Ngược dòng Nhật Lệ của nhóm tác giả Trần Hồng Hiếu - Xuân Hoàng. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 3 giải ba (trị giá 10 triệu đồng/giải) và 12 giải ấn tượng (mỗi giải trị giá 11 triệu đồng gồm tiền mặt và quà tặng).
PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ trao giải nhất cho nhà văn Tống Phước Bảo
Dịp này, Ban tổ chức đã ra mắt ấn phẩm Chuyện của những dòng sông do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Cuốn sách là tác phẩm đặc biệt, tập hợp những bài viết xuất sắc từ cuộc thi, được minh họa bởi những bức ảnh nghệ thuật đầy cảm xúc của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm sâu sắc về vẻ đẹp của các dòng sông trên khắp cả nước.
Ấn phẩm "Chuyện của những dòng sông" được NXB Hội Nhà văn tổ chức thực hiện
Cùng với lễ trao giải, Ban tổ chức còn tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giong buồm”, với sự tham gia của các diễn giả: nhà báo Hoàng Tư Giang, đại diện Báo VietNamNet; ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bình Định F1; ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch HĐQT Ana Marina Nha Trang; ông Po Trần, Tổng giám đốc Joy Journey.
Tọa đàm “Giong buồm” không chỉ là nơi chia sẻ trăn trở của những người đang “vật lộn” với bài toán phát triển sông nước mà còn là không gian thảo luận về tiềm năng phát triển kinh tế sông nước và biển Việt Nam. Tại chương trình, các diễn giả đã tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp bền vững cho sự phát triển xanh, đồng thời nhấn mạnh vai trò của truyền thông, doanh nghiệp và các bên liên quan. Đây là cơ hội để kết nối các sáng kiến, ý tưởng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của các dòng sông, không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác, với tầm nhìn dài hạn và bền vững.
QUỲNH YÊN
Sao chép thành công