Nội dung liên quan Nhật Bản, Tin Quốc Tế
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Nhật Bản triển khai vắc xin cúm dạng xịt mũi cho trẻ em từ 2-18 tuổi
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:28:22 14/10/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/nhat-ban-trien-khai-vac-xin-cum-dang-xit-mui-cho-tre-em-tu-2-18-tuoi-397861.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Vào tháng 10/2024, Nhật Bản đã chính thức áp dụng vắc xin cúm dạng xịt mũi Flumist cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi. Đây được coi là một giải pháp tiêm chủng mới, hiệu quả và ít đau đớn hơn so với phương pháp tiêm truyền thống, thu hút sự quan tâm lớn từ các bậc phụ huynh. Vắc xin cúm dạng xịt mũi Flumist đã được triển khai tại Nhật Bản. (Ảnh: Poja) Từ ngày 7/10, một phòng khám nhi khoa tại quận Minato, Tokyo, đã trở thành cơ sở tiên phong trong việc sử dụng Flumist - vắc xin cúm dạng xịt được chính phủ Nhật Bản phê duyệt từ năm 2023. Ngay sau khi được triển khai, phòng khám này đã đón nhận lượng lớn các phụ huynh đưa con em đến để được tiêm chủng bằng phương pháp xịt mũi. Điều này cho thấy, Flumist không chỉ giúp trẻ nhỏ bớt căng thẳng mà còn tạo cảm giác dễ chịu hơn so với tiêm truyền thống. Nhiều phụ huynh cho biết họ rất hài lòng với vắc xin dạng xịt Flumist. Phương pháp này giúp họ dễ dàng sắp xếp lịch tiêm chủng cho con, đồng thời loại bỏ nỗi lo về đau đớn và những phản ứng khó chịu sau tiêm. Ông Akifumi Tokita, Giám đốc phòng khám nhi khoa, cho biết: “Vắc xin này không gây đau đớn, giúp các em không còn sợ hãi khi phải tiêm phòng”. Mặc dù Flumist được đánh giá là một lựa chọn hiệu quả, Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản đã đưa ra khuyến cáo rằng vắc xin này sử dụng virus sống đã được làm yếu, nên không phù hợp với một số nhóm đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị suy giảm miễn dịch hoặc người mắc bệnh hen suyễn do có thể gây ra các tác dụng phụ như khó thở hoặc thở khò khè. Bà Keiko Taya, Chủ tịch Ủy ban Tiêm chủng và Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm của Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiêm chủng cho con em mình. "Vắc xin dạng xịt và dạng tiêm đều có hiệu quả tương đương. Điều quan trọng là phải nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ để lựa chọn phương pháp phù hợp", bà Taya cho biết. Flumist, do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất, lần đầu tiên được phê duyệt vào năm 2003. Tuy nhiên, việc sử dụng vắc xin này bị gián đoạn khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ không khuyến nghị sử dụng vào năm 2016 do “hiệu quả kém”. Sau đó, AstraZeneca đã cải tiến công thức vắc xin và được CDC Mỹ phê duyệt trở lại vào năm 2018. Hiện nay, Flumist đã trở thành một lựa chọn tiêm chủng phổ biến và hiệu quả cho cúm mùa. Việc sử dụng Flumist giúp cung cấp thêm một giải pháp linh hoạt và tiện lợi cho các gia đình, đặc biệt là những người có con nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm mùa gây ra khoảng 1 tỷ ca nhiễm mỗi năm, dẫn đến khoảng 650.000 ca tử vong. Linh San