Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
VOV.VN - Trung tâm Trưng bày văn hoá Chăm của tỉnh Bình Thuận tiếp nhận hơn 30 hiện vân văn hóa Chăm do các tổ chức và cá nhân hiến tặng, nâng tổng số hiện vật gốc của Trung tâm lên hơn 1.500 hiện vật.
Sáng 5/10, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa Chăm tại Trung tâm Trưng bày văn hoá Chăm và tiếp nhận hiện vật, cổ vật năm 2024.
Tại đây, du khách và nhân dân địa phương đã tham gia hoạt động văn hóa của đồng bào Chăm như: làm bánh gừng, nặn gốm, hội thi nghệ thuật làm gốm, thi viết chữ Chăm…
Hội thi nghệ thuật làm gốm.
Đặc biệt, dịp này Trung tâm mở cửa không gian trưng bày chuyên đề “Dấu ấn gốm Chăm” phục vụ công chúng thưởng lãm dịp Lễ hội Katê và kéo dài đến hết năm 2024.
Trung tâm trưng bày văn hoá Chăm cũng đã tiếp nhận hơn 30 hiện vật văn hóa Chăm do các tổ chức và cá nhân hiến tặng, nâng tổng số hiện vật gốc của Trung tâm lên hơn 1.500 hiện vật.
Du khách tham gia làm bánh gừng, loại bánh truyền thống của người Chăm.
Từ khi được thành lập vào năm 2010 cho đến nay, hoạt động tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm luôn hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm nhằm góp phần xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tác động tích cực đối với cộng đồng người Chăm trong việc ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống.
Nơi đây thực sự đang trở thành điểm đến ấn tượng của tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Bắc Bình nói riêng, mang nét văn hóa đặc thù và thân thiện nhất đối với du khách gần xa và cũng là ngôi nhà chung để nghiên cứu, giao lưu và sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân địa phương trong dịp lễ, tết.
Hoạt động thu hút khá đông các em học sinh.
Tham gia vào các hoạt động tại Trung tâm Trưng bày văn hoá Chăm, Đặng Lâm Gia Huy, học sinh lớp 10 Trường THPT Bắc Bình phấn khởi nói: "Đến đây em biết thêm về những cái nét đẹp văn hóa ở người Chăm. Bản thân em là người Chăm nên em sẽ cố gắng góp phần duy trì những nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, dệt thổ cẩm hay là phong tục làm bánh gừng, để về sau phong tục của người Chăm được phát huy và được gìn giữ. Em cũng sẽ tuyên truyền đến các bạn ở những nơi xa để họ có thể biết thêm nhiều cái hay của người Chăm."