Báo điện tử Kinh tế & Đô thị,

Nhiều lợi ích khi ứng dụng máy bay không người lái trong bảo vệ thực vật

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:44:28 01/10/2024 theo đường link https://kinhtedothi.vn/nhieu-loi-ich-khi-ung-dung-may-bay-khong-nguoi-lai-trong-bao-ve-thuc-vat.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngọc Ánh
Chia sẻ
Kinhtedothi - Thiết bị máy bay không người lái (UAV/Drone) không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng thuốc BVTV, mà còn nâng cao hiệu quả, an toàn cho người nông dân, gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam và Công ty CP Thiết bị bay AgriDrone Việt Nam tổ chức khóa tập huấn vận hành phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bằng thiết bị bay không người lái (UAV/Drone) cho 30 cán bộ đến từ 14 tổ chức trên cả nước.
Các học viên tham gia thực hành điểu khiển thiết bị máy bay không người lái.
Tham gia khóa tập huấn, các cán bộ được cập nhật quy định mới về khảo nghiệm thuốc BVTV bằng drone, cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của các thiết bị bay trong canh tác nông nghiệp. Người tham gia được trực tiếp thử vận hành thiết bị bay để phun thuốc BVTV tại ruộng lúa thuộc xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội).
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quang Hiếu đánh giá, việc tham gia các buổi tập huấn giúp các cán bộ có cơ hội tiếp cận và hiểu rõ hơn về thiết bị bay không người lái, vốn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau; cũng như cải thiện đáng kể nhận thức của các cán bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khảo nghiệm thuốc BVTV. Những cán bộ này sẽ trở thành người hướng dẫn cho các đồng nghiệp trong tương lai, giúp họ sử dụng thiết bị bay một cách tối ưu.
Thiết bị máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Đông Anh (Hà Nội).
Đáng chú ý, tính chính xác của ứng dụng drone mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao sức khỏe con người, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Khi so sánh với phương pháp phun thủ công bằng bình đeo vai, phun thuốc bằng drone giúp giảm tới hơn 90% lượng nước sử dụng, giảm chi phí khoảng 50% trong khi vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trừ tương đương (thậm chí cao hơn) và tốc độ phun nhanh hơn 30 lần.
Hiện nay, drone được ứng dụng trong nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, một số ứng dụng phổ biến bao gồm lập bản đồ, kiểm tra và theo dõi mùa vụ, phun thuốc BVTV, giám sát tưới tiêu và chăn thả gia súc.
Đầu năm 2023, Cục Bảo vệ thực vật đã công bố ban hành Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 830:2022/BVTV về “Khảo nghiệm trên đồng ruộng thuốc BVTV phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng bằng drone”. Đây được coi là cơ sở pháp lý và kỹ thuật quan trọng cho các tổ chức thực hiện khảo nghiệm phát triển quy trình và sử dụng drone để phun thuốc.
Theo Chủ tịch CropLife Việt Nam Đặng Văn Bảo, drone không chỉ là một bước tiến về mặt công nghệ mà còn là giải pháp giúp nông dân chuyển đổi dần sang thói quen và phương thức canh tác thông minh, bền vững hơn, phù hợp với định hướng hiện tại về thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao của Chính phủ và Bộ NN&PTNT.
Cùng với tổ chức khóa tập huấn, Cục Bảo vệ thực vật và CropLife Việt Nam đã công bố tài liệu kỹ thuật về Hướng dẫn an toàn khi phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái nhằm tuyên truyền và hướng dẫn các nguyên tắc và lưu ý an toàn khi áp dụng drone để phun thuốc BVTV.
Sao chép thành công