Báo Người Lao Động Online,

Nhiều nông sản Đà Lạt nổi tiếng bị "treo đầu dê bán thịt chó"

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:17:19 26/09/2024 theo đường link https://nld.com.vn/nhieu-nong-san-da-lat-noi-tieng-bi-treo-dau-de-ban-thit-cho-196240926133631383.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trường Nguyên
(NLĐO) - Không chỉ khoai tây, nhiều loại nông sản Đà Lạt khác như dâu tây, hồng, súp lơ, cà rốt của Đà Lạt bị giả mạo khiến nông dân bị ảnh hưởng. Ngày 26-9, tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), tỉnh Lâm Đồng phối hợp với báo Pháp Luật TP HCM tổ chức tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt".
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên Tập thường trực Báo Pháp Luật TP HCM
Theo ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên Tập thường trực Báo Pháp Luật TP HCM, tính đến tháng 9-2024, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành rau củ nước ta đã đạt mức 5,6 tỉ USD, bằng tổng giá trị xuất khẩu toàn năm 2023. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xâm phạm thương hiệu nông sản Việt ngày càng tinh vi hơn. Do vậy, bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt nói riêng, nông sản Việt nói chung đặt ra nhiều thách thức cần được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Tham luận tại tọa đàm, bà Nguyễn Thùy Quý Tú, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Tỉnh Lâm Đồng, cho biết toàn tỉnh hiện có 37 nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận độc quyền (gồm 25 nhãn hiệu chứng nhận, 9 nhãn hiệu tập thể); 2 nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; 407 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận với 221 chủ thể tham gia chương trình; 768 nhãn hiệu Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành được tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận.
Bà Nguyễn Thùy Quý Tú, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Tỉnh Lâm Đồng
Ngoài việc khiến khách hàng có trải nghiệm sản phẩm không tốt, gây ảnh hưởng đến thương hiệu nông sản Đà Lạt, vấn đề giả mạo hàng hóa sẽ khiến nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất chân chính đối mặt với tình trạng giảm doanh thu, thua lỗ; giá trị sản phẩm chân chính sẽ bị ảnh hưởng và sau đó giảm sút.
Là một doanh nghiệp nông nghiệp có thương hiệu, ông Trần Huy Đường, chủ nông trại Langbiang Farm, khẳng định ngoài khoai tây, cà rốt thì còn có nho, táo, lê… cũng bị giả xuất xứ các nước nhập khẩu. Khi sang Nhật Bản, ông ấn tượng khi người nông dân Nhật Bản tự in hình mình cùng thương hiệu nông sản của trang trại lên sản phẩm bán ra.
"Chuyện truy xuất nguồn gốc, quản lý là một chuyện, trước tiên nông dân tự bảo vệ mình. Theo tôi phải có nhãn phụ thông tin nơi sản xuất để tránh tình trạng hàng không rõ nguồn gốc "đánh lận con đen" vào siêu thị, nếu vi phạm kiểm soát phải xử lý nghiêm" - ông Đường chia sẻ.
Quang cảnh tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt"
Và để bảo vệ mình như đã nói, ông Đường đã xây dựng thương hiệu nông sản của mình, trang trại đã có bộ tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn Global GAP, mã QR code rõ ràng. Đặc biệt, sản phẩm nông sản phải có câu chuyện, kể chuyện sản phẩm đó trên bao bì sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.
Còn bà Lương Thị Yến Vân, Giám đốc HTX Vườn Nhà Đà Lạt, bức xúc nói: "Hàng trăm nông dân chúng tôi khi nhắc đến trồng khoai tây thì hầu hết không tha thiết vì giá khoai tây giả mạo của Đà Lạt so với thị trường là thấp, trong khi sản phẩm bà con trồng ra bị đánh đồng. Người tiêu dùng cũng rất khó nhận biết hàng Đà Lạt và hàng giả".
Vấn đề pháp lý, luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân cho biết giả mạo hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật khi không chỉ vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín nông sản trong nước. Ông đề xuất tăng chế tài bằng cách đề xuất nâng mức phạt hành chính hoặc xử lý hình sự; áp dụng các biện pháp bổ sung như đóng cửa cơ sở kinh doanh vi phạm và công bố công khai thông tin về doanh nghiệp, cá nhân vi phạm để nâng cao nhận thức xã hội và tăng tính răn đe.
Lực lượng Công an tỉnh Lâm Đồng kiểm tra một cơ sở "hô biến" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt thời gian qua.
Phát biểu kết luận tọa đàm, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết Lâm Đồng là địa phương có sự khác biệt trong sự phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng đặc trưng. Trong thời gian dài, Lâm Đồng đã xây dựng được nhiều nông sản giá trị cao, như thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" xuất khẩu nhiều nước trên thế giới.
"Hành vi gian lận thương mại là những "hạt sạn" không đáng có, cần phải có phương án xử lý triệt để" - ông S cho biết.
Theo ông S, từ năm 2012 đã xảy ra gian lận thương mại mặt hàng nông sản như khoai tây, cà rốt. Năm 2015, rất nhiều tiểu thương Đà Lạt mua nông sản Trung Quốc nhập vào Đà Lạt gắn thương hiệu Đà Lạt. Chính quyền Đà Lạt rất kiên quyết, cấm tất cả các hành vi nhập nông sản ngoại nhập vào Đà Lạt.
Về nguyên nhân, ông S phân tích có những yếu tố gồm chất lượng nông sản Đà Lạt rất cao, giá thành sản xuất cao, sản phẩm cao; sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan quản lý.
Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh nhiều giải pháp của cơ quan chức năng đưa ra và triển khai, người nông dân cũng cần cải thiện năng suất, giảm giá thành sản xuất thông qua ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ trong sản xuất.
Các cơ quan chuyên môn đầu tư nghiên cứu khoa học, nhất là về giống cây trồng, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cuối cùng là quản lý chặt chẽ hơn về thương hiệu và chất lượng sản phẩm, bao gồm việc xác định rõ nguồn gốc, sử dụng công nghệ để phân biệt sản phẩm thật và giả xuất xứ.
Sao chép thành công