Nội dung liên quan Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước, Phường Lý Thái Tổ
Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam,
Những khoảnh khắc ấn tượng tại “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:24:35 14/10/2024
theo đường link
https://dangcongsan.vn/anh/nhung-khoanh-khac-an-tuong-tai-ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh-679858.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(GMT+7) (ĐCSVN) - Sáng 6/10, chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” diễn ra tại khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ - Hà Nội với sự tham gia của gần 10.000 người đã để lại những ấn tượng đặc biệt cho khán giả. Sự kiện là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm đón nhận danh hiệu Thành phố Vì hòa bình của UNESCO (16/7/1999 - 16/7/2024). Dưới đây là một số hình ảnh tại sự kiện: Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'". Chương trình được tổ chức tại khu vực Tượng đài vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại vườn hoa đền Bà Kiệu, quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, nhà hát đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay. Màn biểu diễn kết hợp diễu hành tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” với sự tham gia biểu diễn dàn kèn quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón đoàn quân trở về Giải phóng Thủ đô. Thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước ngày 10/10/1954. Đoàn quân tiến về Thủ đô trong sự hân hoan chào đón của nhân dân. Thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản Thủ đô. Màn diễu hành của các cựu chiến binh. Những người con của Hà Nội đã ghi dấu ấn trong lịch sử đất nước bằng bao chiến công oanh liệt, thể hiện khí phách Hà Nội linh thiêng, hào hoa... “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” cũng là nơi quy tụ giao lưu lớn nhất giữa các nghệ nhân, nghệ sĩ và nhân dân đại diện cho 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô. Hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã tham gia vào các màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận, cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô. Điệu múa Giảo Long của lễ hội làng Lệ Mật (quận Long Biên) tưởng nhớ tới công đức Thành hoàng làng - người đã có công diệt trừ Giảo Long cứu công chúa nhà Lý. Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản tín ngưỡng như Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng được trình diễn tại chương trình, mang lại cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội. Ngày hội đã giới thiệu kho tàng văn hóa đặc sắc của Thủ đô. Lễ ăn hỏi Hà Nội phản ánh bối cảnh xã hội đương thời, thể hiện chân dung người Hà thành trong cuộc sống, góp phần làm nên tập tục giá trị của Hà Nội văn minh, thanh lịch. Chương trình sẽ khép lại với phần diễu hành hoành tráng, có sự tham gia của đại diện các quận, huyện, thị xã và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, tạo nên một bức tranh sống động về một Hà Nội đa sắc màu văn hóa. Thông qua sự kiện này, Hà Nội không chỉ khẳng định vị thế của thành phố lịch sử, văn hóa mà còn là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước. Hồng Ngọc