Nội dung liên quan Xã Việt Tiến, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh, Tin Trong Nước
Báo điện tử Tiền Phong,
Những ngày đặc biệt tại khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:31:36 14/10/2024
theo đường link
https://tienphong.vn/nhung-ngay-dac-biet-tai-khu-tuong-niem-anh-ly-tu-trong-post1682162.tpo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
TPO - Những ngày này, Khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng đã đón gần 15.000 lượt du khách, đoàn viên thanh niên trong và ngoài tỉnh về dâng hương, tưởng niệm. Đây trở thành địa chỉ “đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ Việt Nam. Toàn cảnh Khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng . Clip: Hoài Nam Nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh anh Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), trong những ngày này, Khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng đã đón gần 15.000 lượt du khách, đoàn viên thanh niên trong và ngoài tỉnh về dâng hương, tưởng niệm. Tại khu tưởng niệm đã tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị, vinh danh đoàn viên thanh niên tiêu biểu trong các lĩnh vực, tham gia vệ sinh môi trường, chăm sóc, tôn tạo khu di tích.... Thông qua các hoạt động đã góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân và thế hệ trẻ. Khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng có tổng diện tích gần 5ha, tọa lạc ngay cạnh sông Cầu Sông, thuộc địa phận thôn Tân Long, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Công trình gồm các hạng mục chính như: Phần mộ, nhà thờ, tả vu, hữu vu, nhà văn hóa (bao gồm hội trường và phòng trưng bày), nhà điều hành, quảng trường, cảnh quan ngoài trời. Công trình được xây năm 2011, hoàn thành ngày 20/10/2014, nhân dịp kỷ niệm 1 00 năm ngày sinh của anh. Phần công trình khu mộ anh Lý Tự Trọng có ý tưởng lấy hình ảnh lá cờ vươn cao, tung bay như ý chí cách mạng mạnh mẽ, thể hiện sự tiếp nối con đường cách mạng của các thế hệ thanh niên. Xung quanh phần mộ của anh Lý Tự Trọng được trồng 17 cây hoa mẫu đơn, tượng trưng cho số tuổi của anh. Hoa ở đây 4 mùa hoa nở đỏ thắm. Với câu nói bất hủ của người đoàn viên đầu tiên Lý Tự Trọng “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” , tuổi trẻ đã và đang kế tục xứng đáng, nỗ lực hết mình viết tiếp trang sử của thế hệ cha anh đi trước. Trong ảnh là nhà tưởng niệm được xây dựng vào tháng 11/2013, thiết kế hình chữ Đinh. Công trình có kiến trúc theo truyền thống Việt Nam với những chi tiết kiến trúc cổ, cao 1 tầng, 2 mái. Trong ảnh là các hiện vật được phát hiện trong quá trình cất bốc hài cốt anh Lý Tự Trọng ngày 26/4/2011 tại Công viên văn hóa Lê Thị Riêng, quận 10, TPHCM. Trong số các hiện vật có cùm chân, còng tay, miếng gỗ và một miếng inox sơn số. Bên trong nhà tưởng niệm trưng bày một số hình ảnh địa danh nơi Lý Tự Trọng sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và nơi anh bị giam giữ. Hàng ngày nhân viên Ban quản lý Khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng tổ chức lau chùi trong nhà tưởng niệm, dọn dẹp trong khuôn viên và chăm sóc phần khu mộ. “Để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, trong thời gian vừa qua, Ban quản lý Khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc đời, tấm gương của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên. Trong đó đặc biệt hướng đến ứng dụng chuyển đổi số, hệ thống tuyên truyền trực quan thông qua mạng xã hội hay không gian thực tế ảo, video…, nhằm lan toả hơn nữa về tấm gương của anh Lý Tự Trọng đến các thanh thiếu nhi trong và ngoài nước. Khi về đây, những bạn trẻ ngoài dâng hương tưởng niệm thì cũng tìm hiểu nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của anh Lý Tự Trọng. Đó cũng là động lực thôi thúc những đoàn viên thanh niên tiếp tục phấn đấu cống hiến để xây dựng quê hương đất nước vững mạnh”, ông Đặng Quốc Vũ - Phụ trách Ban quản lý Khu tưởng niệm anh Lý Tự Trọng cho biết. Anh Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914 tại Thái Lan, nguyên quán ở xã Việt Xuyên, nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà. Lê Hữu Trọng là 1 trong 8 người được Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo để xây dựng tổ chức cộng sản tại Việt Nam về sau. Cuối năm 1926, tại Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên Lê Hữu Trọng thành Lý Tự Trọng, đưa vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Sau thời gian học tập, Lý Tự Trọng đã thông thạo tiếng Trung và được cử làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu. Giữa năm 1929, anh được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn, tham gia nhiều hoạt động cách mạng, đồng thời, đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ. Lý Tự Trọng được T.Ư Đảng giao nhiệm vụ đặc biệt nghiên cứu tình hình thanh niên ở Sài Gòn - Chợ Lớn để chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Anh bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi. Cuộc đời anh Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi nhưng tinh thần cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên trở thành tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo.