Báo Dân Trí,

Những người theo dấu văn bia cổ ở Cố đô Huế

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 01:16:19 08/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/giai-tri/nhung-nguoi-theo-dau-van-bia-co-o-co-do-hue-20240905221005403.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Những tấm văn bia hàng trăm năm tuổi qua đôi bàn tay tài hoa và tỉ mỉ của các nhà nghiên cứu đã có "đời sống mới" trong hành trình lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử.
Những tấm văn bia hàng trăm năm tuổi đã được các nhà nghiên cứu tài hoa và tỉ mỉ mang lại "đời sống mới" trong hành trình bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, chống lại sự biến thiên của thời gian.
Huế, vùng đất di sản văn hóa, là nơi lưu giữ vô số văn bia hàng trăm năm tuổi tại các chùa chiền, đền thờ, di tích và danh thắng.
Trước nguy cơ mất mát và hư hỏng theo thời gian, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Bảo Đàn và Lê Thọ Quốc đã lặng lẽ theo đuổi công việc dập văn bia, hy vọng lưu giữ tư liệu quý giá cho thế hệ sau.
Công việc dập văn bia được thực hiện với các thao tác và thời gian khác nhau tùy theo kích thước và hình khối của mỗi tấm văn bia.
Hầu hết các văn bia được dập theo tỷ lệ 1:1 bởi hai nhà nghiên cứu.
Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng tốn kém thời gian, thường xuyên phải làm việc dưới tiết trời nắng nóng khắc nghiệt.
Quá trình dập văn bia bắt đầu bằng việc làm sạch tấm bia và chi tiết hoa văn, sau đó sử dụng chất kết dính và giấy chuyên dụng để áp vào văn bia trước khi dùng mực dập lên từng ký tự, hình khối. "Công việc này đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ", nhà nghiên cứu Bảo Đàn chia sẻ.
Đến nay, hàng trăm văn bia lớn nhỏ đã được ông Đàn và ông Quốc dập. Không chỉ ở Huế, họ còn đi nhiều tỉnh thành khác để theo đuổi đam mê này.
Nhiều người không hiểu công việc của hai nhà nghiên cứu, nhưng mỗi tấm văn bia là một câu chuyện văn hóa, lịch sử trải qua hàng trăm năm.
Mỗi tấm văn bia cung cấp nhiều thông tin về người khắc, niên đại và chi tiết hoa văn. "Ngoài nội dung, chi tiết hoa văn trên văn bia đem lại nhiều thông tin giá trị về mỹ thuật", nhà nghiên cứu Lê Thọ Quốc chia sẻ.
Với tỷ lệ dập 1:1, nếu tấm văn bia mất đi, bản dập sẽ là tư liệu quý, thậm chí có thể là căn cứ để phục chế lại nhờ thông tin, đường nét chữ và chi tiết hoa văn được lưu giữ.
Sao chép thành công