Báo Điện tử Chính phủ,
Nơi các thế hệ học trò chia sẻ, tri ân các thầy cô
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
01:12:20 21/09/2024
theo đường link
https://baochinhphu.vn/noi-cac-the-he-hoc-tro-chia-se-tri-an-cac-thay-co-102240919160657108.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Chinhphu.vn) - Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2024 sẽ là nơi các thế hệ học trò chia sẻ, tri ân các thầy cô. Sau cuộc thi, những hình ảnh đẹp trong mỗi tác phẩm sẽ được nhân rộng, lan tỏa hơn nữa. Nghi thức phát động Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2024 - Ảnh: VGP/NN Lễ phát động Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2024 được tổ chức chiều 19/9 tại Hà Nội. Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” được tổ chức bắt đầu từ năm 2018 nhằm tôn vinh, phổ biến kinh nghiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp có tình cảm, việc làm, thành tích tốt đẹp thông qua việc khuyến khích học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh viết về những kỷ niệm sâu sắc của họ đối với giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp. Cuộc thi viết: "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2023 thu hút trên 80.000 tác phẩm dự thi gửi về. Ban Giám khảo Sơ khảo đã lựa chọn được 44 tác phẩm vào vòng Chung khảo. Ban giám khảo lựa chọn và trao 30 giải (2 giải tập thể và 28 giải cá nhân). Ban Giám khảo đánh giá, chất lượng các tác phẩm dự thi khá tốt với nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. Những hình ảnh đẹp đẽ về thầy cô, mái trường Tại Lễ phát động, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo GD&TĐ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức chia sẻ: "Trong hành trình của mỗi con người, chúng ta may mắn được gặp gỡ những người thầy, người cô với trái tim đầy nhiệt huyết và tình yêu thương vô bờ bến. Các thầy, cô đã không chỉ trao truyền cho chúng ta kiến thức mà còn dạy dỗ chúng ta về những giá trị của cuộc sống, về nhân cách và đạo đức". “Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' không chỉ là một sân chơi văn học, mà còn là một hành trình đầy ý nghĩa để khơi dậy những cảm xúc chân thật nhất trong lòng mỗi chúng ta. Qua từng câu chữ, từng lời văn, chúng ta sẽ thấy hiện lên những hình ảnh đẹp đẽ về thầy cô, về những tháng năm rực rỡ tuổi học trò” - nhà báo Triệu Ngọc Lâm bày tỏ. Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức tin tưởng, cuộc thi được tổ chức năm nay sẽ là nơi để các thế hệ học trò chia sẻ, tri ân các thầy cô. Sau Cuộc thi, những hình ảnh đẹp trong mỗi tác phẩm sẽ được nhân rộng, lan tỏa hơn nữa. “Những câu chuyện ấy sẽ là những viên gạch góp phần xây dựng nên một tượng đài tri ân và tôn vinh những người thầy cô giáo – những người đã và đang gieo mầm cho tương lai của đất nước. Để hoàn thành trọng trách to lớn này, bên cạnh những chính sách tạo động lực, sự nỗ lực của bản thân mỗi nhà giáo, rất cần sự đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của toàn xã hội”, nhà báo Triệu Ngọc Lâm nói. Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Quỳnh - Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, đại diện ban giám khảo cho biết, từ năm 2018 - lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức đến nay, đã tạo hiệu ứng tích cực trong các nhà trường và cả nước. Cuộc thi thu hút nhiều người tham gia, với số lượng bài thi năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy truyền thống tôn sư trọng đạo ngày được khắc sâu. Tuy nhiên, với ban giám khảo, đây là nhiệm vụ khó khăn bởi trong thời gian rất ngắn kể từ khi phát động, có hàng chục nghìn bài thi dưới các hình thức như viết tay, đánh máy, chữ nổi,... đã gửi đến ban giám khảo. "Mỗi bài thi là kỷ niệm sâu sắc của tác giả. Ban giám khảo đã đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả để hiểu, cảm nhận đúng tình cảm của người viết dành cho thầy cô. Điều này không dễ dàng. Áp lực của ban giám khảo là lựa chọn ra bài thi xứng đáng nhất", ông Phạm Quỳnh chia sẻ. Cũng theo ông Quỳnh, viết về kỷ niệm là cách kết nối với quá khứ, suy tư về tương lai. Cuộc thi là sự kết nối tình cảm giữa nhà trường - học sinh ngày càng bền chặt, củng cố quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời, khiến truyền thống "tôn sư trọng đạo" tiếp tục được phát huy. Đây cũng là dịp để nhắc nhở các học sinh bài học về sự biết ơn. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng trao giải cho hai tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi năm 2023 Thể lệ cuộc thi Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, có tác phẩm phù hợp với thể lệ của cuộc thi; Những thành viên tham gia Ban Tổ chức và Ban Giám khảo của cuộc thi không được gửi tác phẩm tham dự cuộc thi. Nội dung các tác phẩm dự thi tập trung vào những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cụ thể, tác phẩm thể hiện những ấn tượng sâu sắc về thầy cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả (hoặc bạn bè, người thân tác giả). Những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh, đối với nghề. Những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học. Các tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có). Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman. Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi. Các thông tin bắt buộc, bao gồm: họ và tên, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại; thông tin về nhân vật trong tác phẩm. Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa được sử dụng, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào, chưa đưa lên các websites, blogs, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... của các tổ chức, cá nhân; chưa gửi dự thi bất kỳ cuộc thi nào khác. Các tác phẩm dự thi không được in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung cho đến khi kết thúc cuộc thi. Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình. Tác phẩm dự thi không hợp lệ nếu sao chép các bài đã đăng trên các phương tiện báo, đài, trang tin, bản tin dưới mọi hình thức. Ban tổ chức sẽ trao 2 giải tập thể; 2 giải Nhất; 4 giải Nhì; 6 giải Ba; 10 giải Khuyến khích; 2 Giải dành cho Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải; Giải thưởng phụ do Ban Tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định, tùy tình hình thực tế của mối năm tổ chức. Ban tổ chức không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi của mỗi tác giả. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày phát động cuộc thi cho đến hết ngày 31/10/2024. Tác phẩm dự thi gửi vào email: [email protected]. Phương Liên