Nội dung liên quan Xã Tân Định, Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương: Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần vốn lớn
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
03:18:30 24/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/nong-nghiep-cong-nghe-cao-can-von-dau-tu-lon-nong-dan-viet-nam-xuat-sac-den-tu-binh-duong-len-tieng-20240920181548663.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyên Vỹ Để ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao một cách đồng bộ và sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ông Nguyễn Huỳnh Thanh, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật công nghệ nông nghiệp tốt hơn. Bình luận Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong được hỗ trợ vốn Clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong được hỗ trợ vốn và kỹ thuật canh tác hiệu quả. Thực hiện: Nguyên Vỹ Quyết tâm thay đổi cuộc sống, gia đình ông Nguyễn Huỳnh Thanh ở xã Tân Định (huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã bỏ nhiều công sức để cải tạo đất đai. Ông từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi hàng chục ha đất kém hiệu quả trở thành trang trại trù phú với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đến nay, trên tổng diện tích 16ha, trang trại Tám Thanh của ông có 4ha bưởi, 4ha cam, 1ha quýt, 1ha sầu riêng và 6ha cao su. Trong đó, các loại cây có múi là sản phẩm chủ lực ở địa phương và cũng là nguồn thu chính của ông Thanh. Ông Nguyễn Huỳnh Thanh, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ Tuy nhiên ông Thanh cho biết, giá của cây có múi nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung còn nhiều bấp bênh. Nhất là giá cam đang xuống thấp. Trong khi đó, giá vật tư nông nghiệp lại tăng cao, nông dân gặp không ít khó khăn. Theo ông Thanh, khả năng đầu tư về kỹ thuật và tài chính của nông dân còn hạn chế. Từ đó, việc phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái, cũng như nhân rộng mô hình VietGAP, hữu cơ gặp nhiều trở ngại. Nông dân trồng cây có múi ở Bình Dương gặp nhiều khó khăn vì giá nông sản bấp bênh, trong khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Nông dân xã Tân Định (huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) chăm sóc vườn cam. Ảnh: Nguyên Vỹ Cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao chưa đồng bộ để tạo đột phá, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản. Để các vùng cây ăn trái chủ lực của tỉnh phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao, người dân mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Nông vốn cần cù, chịu khó, có nhiều sáng tạo trong sản xuất. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ thuật canh tác hiệu quả vẫn cần được phổ cập sâu rộng hơn nữa. "Chính quyền các cấp cần có sự hỗ trợ tốt hơn cho người dân về vốn cũng giải pháp, kỹ thuật canh tác có hiệu quả", ông Thanh kiến nghị.